Kinh nghiệm thực chiến dành cho sinh viên CNTT của “người truyền nghề, truyền lửa”

(Dân trí) - Cách mạng công nghiệp 4.0 với vô vàn cơ hội đang "hút" rất đông các bạn trẻ tham gia. Nhưng không phải ai khi gia nhập "cơn sóng thời đại" cũng có được cú tăng tốc sự nghiệp theo tốc độ tên lửa. Chia sẻ quý giá sau đây của một chuyên gia Công nghệ sẽ góp phần tiếp thêm kinh nghiệm cho những tân binh IT chập chững vào ngành.

Thầy Đặng Tuấn Tú hiện đang là giáo viên tại Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech APTECH. Với nhiều năm chinh chiến trong ngành IT, thầy đã và đang đảm nhiệm nhiều vị trí: Trưởng nhóm Công nghệ của TT Hợp tác & Chuyển giao Tri thức - ĐH Quốc gia Hà Nội, chủ nhiệm Dự án Ứng dụng CNTT vào công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) của ĐH PCCC… Ngoài ra, thầy cũng đang hỗ trợ một nhóm sinh viên làm các dự án startup Công nghệ.

Cơ duyên nào khiến thầy gắn bó với ngành CNTT?

Mình bắt đầu bén duyên với nghề lập trình từ năm 2007, sau khi học lập trình web tại kỳ I ở APTECH, mình học song song cùng 1 trường ĐH khác. Thời đó, lập trình web là một thứ gì đó rất xa xỉ. APTECH có đối tác đến đặt hàng website, mình may mắn được cùng các thầy tham gia thực hiện, đó cũng là những dự án lập trình đầu đời. Mình luôn mong muốn được huấn luyện các bạn sinh viên, cùng các bạn nuôi dưỡng đam mê với ngành Lập trình.

Từ chàng trai trẻ nung nấu trong mình đam mê với ngành Lập trình.
Từ chàng trai trẻ nung nấu trong mình đam mê với ngành Lập trình.

Chia sẻ một vài kinh nghiệm thực chiến trong một dự án nổi bật nhất?

Có 1 dự án vô cùng ấn tượng: Hệ thống quản lý thông tin của một đơn vị làm về tín dụng cá nhân, triển khai cùng nhóm sinh viên Aptech. Yêu cầu của khách hàng là trong thời gian rất ngắn xây dựng hệ thống quản lý với tính bảo mật cao. Bình thường khi ưu tiên bảo mật, sẽ phải code từ đầu để đảm bảo chỉn chu trong từng dòng code, do vậy sẽ tốn thời gian, nhưng nhóm vẫn làm. Tuần đầu tiên, dự án khó chạy vì nhân sự ít và quy mô quá đồ sộ. Lúc đó chuyển sang dùng nền tảng có sẵn thì khách hàng không đồng ý vì hợp đồng về mặt công nghệ là sẽ sử dụng JAVA, Angular 5 để triển khai.

Tuy nhiên chỉ sau 1 đêm nghiên cứu, nhóm đã tìm ra giải pháp mang tính đột phá, đảm bảo tốc độ triển khai dự án nhanh nhưng vẫn tự code, vẫn sử dụng các công nghệ theo yêu cầu. Đây là cách tiếp cận làm phần mềm cực kỳ mới mà ở VN hầu như chưa ai nhắc đến. Nhờ dự án này mà mình khám phá được công nghệ mới, chính điều đó giúp mình nhận thấy khó khăn đôi khi là cánh cửa mở ra những điều thú vị hơn.

Làm sao gây dựng được sự đam mê với ngành lập trình?

CNTT đã len lỏi đến mọi ngõ ngách trong đời sống, ngành Lập trình đối với mình là ngành sáng tạo nhất. Nhờ lập trình, mình có thể tạo ra những sản phẩm hữu ích, có nhiều ý nghĩa với cộng đồng.

Cảm giác sản phẩm mình làm ra có nhiều người thích và sử dụng, rất tự hào và hưng phấn. Mình thấy là mình đã góp một phần nào đó để cuộc sống của mọi người tốt hơn. “Lập trình tương lai” mà (cười).

Đến “Người truyền nghề, truyền lửa” cho các lập trình viên tương lai.
Đến “Người truyền nghề, truyền lửa” cho các lập trình viên tương lai.

Có những khó khăn khi theo học CNTT, thầy đã cùng sinh viên vượt qua thế nào?

Điều mình tâm đắc nhất là sinh viên hay gọi mình bằng biệt danh “Người truyền nghề, truyền lửa”. Khi theo học, không phải bạn nào cũng hiểu rõ về ngành này, có những bạn hiểu rồi nhưng vẫn gặp những khó khăn ban đầu nên cảm thấy nhụt chí. Vì vậy, mình luôn cố gắng để các bạn giữ được niềm hứng khởi với nghề. Trong quá trình giảng dạy, mình cũng gặp trường hợp 1 số bạn có xuất phát điểm khá thấp, học bổ túc cấp 3 chẳng hạn, luôn tự ti với chính mình, và quả thật khả năng tư duy có kém hơn bạn khác. Những ngày đầu, mình đã tìm mọi cách để đập tan những suy nghĩ đó trong bạn, bạn cũng tốt nghiệp rồi. Mấy hôm trước bạn có “khoe” với mình sẽ chuyển việc sang công ty khác. Đó là thành công của APTECH, vì một sinh viên từ xuất phát điểm không bằng các bạn đến giờ cũng đã khẳng định được năng lực bản thân, có nhiều lựa chọn nghề nghiệp tốt.

Môi trường CNTT chuẩn Quốc tế tại APTECH là nguồn cảm hứng lớn để thầy Tú thực hiện sứ mệnh “truyền lửa, truyền nghề”.
Môi trường CNTT chuẩn Quốc tế tại APTECH là nguồn cảm hứng lớn để thầy Tú thực hiện sứ mệnh “truyền lửa, truyền nghề”.

Theo thầy, vì sao bạn có thể đạt được điều đó?

Mình nghĩ rằng môi trường quốc tế cởi mở, sự quan tâm của giảng viên đã giúp bạn vượt qua được mặc cảm và học tập tiến bộ. Các kiến thức được học ở APTECH rất sát với thực tế, ngoài ra các bạn được tham gia làm 4 dự án thực hành cùng chuyên gia, tích lũy nhiều kinh nghiệm nên khi làm nghề sẽ không bị bỡ ngỡ. Việc học những kỹ năng khác như giao tiếp, ngoại ngữ cũng là điều khiến bạn tự tin hơn khi đi làm.

Cảm ơn thầy đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình. Chúc thầy sức khỏe, thành công, giữ lửa đam mê với nhiều thế hệ lập trình viên tương lai!