Học sinh có bị thua thiệt khi cố gắng trở thành Công dân Quốc tế?

Dễ thấy rằng nhiều gia đình mong ước con mình được học tập và có thể làm việc tại nước ngoài, cũng như thành công trên thế giới. Vì thế, phụ huynh thường cho các em theo học tại những trường quốc tế, bên cạnh đó còn cho các em tham dự những lớp học thêm tiếng Anh để nâng cao trình độ Anh ngữ của các em nhiều nhất có thể.

Sau khi tốt nghiệp từ các trường quốc tế, học sinh sẽ nộp đơn xét tuyển vào các trường đại học hàng đầu thế giới và trở thành những tân Cử nhân. Tuy nhiên, đây có phải là một suy nghĩ ngắn hạn? Anh Quyền Linh, phụ huynh của em Mai Thảo Linh, 10 tuổi, và Mai Thảo Ngọc, 8 tuổi tin vào điều này. Anh đã cho con gái mình theo học tại Trường Quốc tế Anh Việt vì anh nghĩ rằng mô hình đó không bền vững.

Học sinh có bị thua thiệt khi cố gắng trở thành Công dân Quốc tế? - 1

“Thật tuyệt khi Quý vị cho con mình học tại một trường đạt tiêu chuẩn quốc tế và sau đó đi du học, nhưng điều gì sẽ xảy ra với các em và gia đình trong mười hoặc hai mươi năm tới? Các em sẽ học tập tại một trường quốc tế và hòa nhập với bạn bè từ nhiều nền văn hóa khác nhau, đồng thời học tiếng Anh một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, học sinh sẽ hoàn toàn mất kết nối với Di sản Việt vì các em bị tách biệt với bản sắc Việt Nam trong một môi trường hoàn toàn không sử dụng tiếng Việt. Điều này nghĩa là các em sẽ trở nên xa lạ với các thành viên khác trong gia đình vì các em sẽ không có những giá trị tương đồng với Quý vị, từ đó gây khó khăn trong việc tạo dựng mối quan hệ thân thuộc với ông bà, anh chị em họ, cô chú hoặc cậu mợ. Tiếng Việt của các em sẽ nghèo nàn, điều này dẫn đến sự mất kết nối giữa các em với cộng đồng người Việt và cả gia đình của Quý vị.”

“Khi Phụ Huynh tuổi đã cao và muốn con mình quay về Việt Nam để chăm sóc, có một sự nghiệp thành đạt hoặc một công việc kinh doanh ở quê nhà, và dành cho Quý vị những đứa cháu tuyệt vời để đem lại niềm vui trong cuộc sống, các em sẽ không thể làm vậy vì các em không nói và cảm nhận được tiếng Việt nữa. Tôi thấy tiếc cho những người mất đi bản sắc, sự kết nối với gia đình và văn hóa của đất nước mình - đây là những điều mà người Việt Nam tự hào, và nên khuyến khích cũng như duy trì ở học sinh, để chúng ta có được một thế hệ tiếp theo vững mạnh, thành công và hạnh phúc nhằm phát triển Việt Nam. Phụ huynh nên đưa ra quyết định đúng đắn cho gia đình mình, vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của cả gia đình Quý vị.”

Anh Quyền Linh hoàn toàn đúng, và Trường Quốc tế Anh Việt công nhận điều này. Trường được thành lập năm vào năm 2011 bởi một gia đình người Việt trở về Việt Nam từ Pháp trước đó vài năm và công nhận rằng trẻ em Việt Nam nên được tiếp xúc với nền giáo dục đẳng cấp quốc tế, đồng thời học hỏi về văn hóa và di sản Việt. Trường BVIS hiện đang là trường song ngữ hàng đầu tại Việt Nam mang đến những giá trị Việt trong khi chuẩn bị cho trẻ em Việt Nam trở thành công dân toàn cầu và học tập tại các trường Đại học hàng đầu thế giới. Học sinh của trường sau khi tốt nghiệp đã trúng tuyển vào trường thuộc Liên đoàn các trường Đại học Ivy League như Đại học Brown tại Hoa Kỳ. Các em cùng lúc thành thạo cả hai ngôn ngữ và cảm thấy thoải mái với hai nền văn hóa, đồng thời có thể thành đạt ở bất cứ nơi nào mà các em lựa chọn để sinh sống, dù ở Việt Nam hay nước ngoài.

Để tìm hiểu thêm về Trường Quốc tế Anh Việt, vui lòng truy cập: www.bvisvietnam.com