Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam

Hoàng Lam

(Dân trí) - Lê Khánh Tùng cho biết, việc gửi hồ sơ và nhận được thư mời cũng như học bổng của các trường đại học, cao đẳng nước ngoài là để thử thách bản thân và tự đánh giá về năng lực của mình.

Tính đến thời điểm này, Lê Khánh Tùng (lớp 12A7, Trường THPT chuyên Đại học Vinh, Nghệ An) đã nhận được 113 thư mời của các trường đại học, cao đẳng trên thế giới, trong đó 72 trường đồng ý cấp học bổng cho em.

Tùng chia sẻ, việc "săn" học bổng du học không phải là mục tiêu chính của chàng trai này. Với Tùng, việc gửi hồ sơ và nhận được thư mời cũng như học bổng của các trường đại học, cao đẳng nước ngoài là để thử thách bản thân và tự đánh giá về năng lực của mình.

Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam - 1

Lê Khánh Tùng vừa nhận được 113 thư mời của các trường cao đẳng, đại học thuộc nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có 72 trường đồng ý cấp học bổng (Ảnh: L.T).

Được biết, với giải 3 môn tiếng Anh kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm lớp 11, Lê Khánh Tùng đã nắm chắc một suất vào đại học trong nước. Tuy nhiên, nam sinh này đang "gây bão" khi nhận được hơn 110 thư mời học ngành ngôn ngữ Anh của các trường đại học, cao đẳng thuộc nhiều nước trên thế giới.

Trong đó có những trường có tỉ lệ trúng tuyển rất thấp như Wesleyan University (tỉ lệ trúng tuyển 13%); Trinity University (31%); hay tỉ lệ trúng tuyển dưới hoặc xấp xỉ 50% như: McMurry University; Clark Universty; Austin College; Florida Southern College; Loyola Marymount University...

"Chính xác là em đã nhận được 113 thư mời, trong đó 72 trường đồng ý cấp học bổng một phần trong quá trình du học. Tổng giá trị học bổng của 72 trường là vào khoảng 100 tỷ đồng", Lê Khánh Tùng chia sẻ.

Lê Khánh Tùng bắt đầu làm hồ sơ "săn" học bổng ở các trường đại học nước ngoài từ đầu năm học lớp 12. Với 130 hồ sơ đã gửi đi thì tỉ lệ hồ sơ được đồng ý của Tùng lên tới... 87,6%.

Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam - 2

Nhiều trường đồng ý cấp học bổng cho Tùng với tổng giá trị lên tới gần 100 tỷ đồng.

Quá trình làm hồ sơ của Tùng có nhiều thuận lợi hơn khi em đạt 8.0 trong kỳ thi lấy chứng chỉ IELTS vào năm ngoái, trong đó phần thi đọc (reading) của em đạt 9 điểm.

Cùng với khả năng tiếng Anh, Tùng có lợi thế trong viết bài luận và diễn đạt, hành văn do có thời gian dài đam mê nghiền ngẫm và thưởng thức nhiều bộ phim, đọc truyện bằng tiếng Anh.

Bên cạnh đó, em cũng nhận được sự hỗ trợ bằng thư giới thiệu của nhà trường và tư vấn từ người anh trai từng là du học sinh Anh, cũng như nhiều người đi trước.

Ông Phạm Xuân Chung - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên trường Đại học Vinh cho biết, ông đã viết nhiều thư giới thiệu và nhận xét về cậu học trò Lê Khánh Tùng để gửi các trường đại học, cao đẳng. Có thư viết bằng tay, có thư gửi qua mail.

Tuy nhiên, theo vị hiệu trưởng này, việc làm hồ sơ du học mỗi người có một mục tiêu khác nhau, đối với Tùng đơn giản chỉ là đam mê và thử thách bản thân cũng không có lạ. Tôi nghĩ đó là lựa chọn của em ấy.

Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam - 3
Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam - 4
Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam - 5
Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam - 6
Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam - 7
Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam - 8
Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam - 9
Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam - 10

Danh sách 113 trường gửi thư mời tới Lê Khánh Tùng.

Khánh Tùng cho biết: "Sau khi nộp hồ sơ đi, em hồi hộp chờ đợi hồi âm từ các trường. Sau thời gian, em cảm thấy khá vui khi bắt đầu nhận những lá thứ đầu tiên từ các trường. Em bất ngờ nhất chắc là khi mình được nhận vào trường Wesleyan vì trường đấy rất khắt khe trong việc tuyển sinh". 

Chia sẻ về lý do gửi hơn 100 hồ sơ xin học bổng các trường đại học Mỹ, Tùng cho hay, vì em muốn biết được năng lực hiện tại của bản thân.

"Khi biết được những trường nào sẽ nhận em vào để biết rõ bản thân còn phải cố gắng những gì, từ đó nỗ lực phấn đấu mỗi ngày. Năng lực bản thân của em

"Em chỉ buồn là một số người nghi ngờ tính chân thực của thông tin, còn việc em nhận thư mời qua mail và trực tiếp của 113 trường là sự thật nên em không nghĩ ngợi gì" - Tùng bày tỏ.

trong hồ sơ gửi các trường được thể hiện qua 4 khía cạnh: bài luận, học thuật, các hoạt động mà em tham gia và lá thư giới thiệu.

Riêng bài luận, em không phải viết 130 bài luận khác nhau, mà em viết theo chuẩn của Common app (một ứng dựng nộp hồ sơ vào nhiều trường đại học trên thế giới), sau đó em dựa trên khung đó để biến hóa bài luận phù hợp với từng trường.  Đa số các trường đều cho phép học sinh tự nộp bài luận của riêng mình, không bắt buộc phải làm theo bài luận của nhà trường", Tùng cho hay.

"Thực ra khi làm hồ sơ xin học bổng du học thì em nghĩ ai cũng có thành tích cả rồi. Vấn đề là "khoe" thành tích đó như thế nào để vừa thể hiện được năng lực học vấn vừa thể hiện được thái độ, tinh thần khiêm tốn, cầu tiến. Trong bài luận, em diễn đạt một cách khéo léo thành tích học tập cũng như nhấn mạnh về các hoạt động ngoại khóa hướng về cộng đồng mà mình đã tham gia", Lê Khánh Tùng chia sẻ bí quyết. 

Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam - 11

Trong các bài tự giới thiệu gửi các trường học, Tùng luôn đề cập tới các hoạt động tình nguyện mà em tham gia, qua đó xây dựng hình ảnh thanh niên Việt Nam có chí tiến thủ và luôn vì cộng đồng (Ảnh: NVCC).

Mặc dù nhận được nhiều thư mời nhập học và học bổng giá trị từ nhiều trường đại học, cao đẳng uy tín từ nước ngoài nhưng Lê Khánh Tùng lại quyết định học đại học trong nước. Với giải Ba học sinh quốc gia môn tiếng Anh và chứng chỉ IELTS 8.0, Lê Khánh Tùng đã nhận được kết quả trúng tuyển vào 4 trường đại học danh tiếng, gồm: Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Ngoại giao và Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội.

Chàng trai 18 tuổi này chọn học ngành sư phạm tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ. Quyết định có phần "ngược đời" của Tùng nhận được sự ủng hộ của bố mẹ, thầy cô khiến em vui và vững tin hơn với lựa chọn của mình. 

Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam - 12

Giấc mơ được đứng trên bục giảng, truyền đạt kiến thức, đam mê và cảm hứng cho học trò là điều khiến Tùng chọn ngành sư phạm để theo học thay vì đi du học ở nước ngoài (Ảnh: NVCC).

"Em chọn sư phạm bởi lẽ từ nhỏ em đã yêu thích nghề này rồi. Hơn nữa em nghĩ kiến thức mà mình có được, nếu chỉ giữ cho riêng mình thì nó cũng không thực sự phát huy được. Em muốn truyền đạt kiến thức, kỹ năng, niềm đam mê tiếng Anh của mình tới các bạn nhỏ, các bạn trẻ. Hiện em cũng lập một trang blog để chia sẻ câu chuyện của mình và được các bạn trẻ hưởng ứng", Lê Khánh Tùng tâm sự. 

"Thực ra, em không phải là người giỏi ngay từ đầu. Em cũng từng trải qua tuổi thơ ham chơi như những bạn đồng trang lứa, khiến bố mẹ, thầy cô phiền lòng. Nhờ quá trình tham gia cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia, cần tra cứu nhiều tài liệu từ nước ngoài, từ đó em ý thức hơn về tầm quan trọng của tiếng Anh và đặt ra mục tiêu, kế hoạch cụ thể để chinh phục môn học này.

Mặc dù đậu vào Trường THPT chuyên Đại học Vinh cùng với kết quả khiêm tốn nhưng em không nản chí và vẫn giữ vững quyết tâm bứt phá bản thân. Điều may mắn nhất của em là luôn được bố mẹ, thầy cô ủng hộ, định hướng và hỗ trợ để em đi đúng hướng. Khi đủ đam mê và có chiến lược rõ ràng, cụ thể, việc chinh phục ước mơ sẽ không khó như ta tưởng", Tùng chia sẻ thêm.

Được 113 trường quốc tế mời, nam sinh xứ Nghệ chọn ở lại Việt Nam - 13

Tùng đã cẩn thận in ra từng thư mời mà các trường đại học, cao đẳng gửi về.

Khi được hỏi rằng đánh giá ra sao về cơ hội du học của học sinh Việt Nam, Tùng cho rằng đây là một câu hỏi khó. "Em nghĩ rằng các bạn học sinh Việt Nam cần phải tăng cường hoạt động xã hội thì sẽ có cơ hội cao hơn trong việc đi du học", Tùng nói.

"Tùng là một người rất đa tài và tôi sẵn sàng ủng hộ quyết định của em để theo đuổi con đường giáo dục, bởi tôi tin chắc rằng với những phẩm chất của em hiện tại thì em sẽ là một người thầy giáo tốt trong tương lai...", trích thư giới thiệu của thầy Phạm Xuân Chung - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Đại học Vinh về cậu học trò Lê Khánh Tùng. 

­­­