Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật

Hoài Sơn
Đà nẵng

(Dân trí) - Suốt 3 năm qua, nhờ lớp dạy đàn miễn phí của thầy giáo Đặng Tấn Ba mà nhiều em học sinh khiếm thị ở Đà Nẵng đã có thể tự tin tự đệm đàn, khoe giọng hát tuyệt vời của mình trước nhiều người.

Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật - 1

Trong không gian tĩnh mịch của buổi đêm, từ phía Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng ngân vang giọng hát "Ai thương con như cô thầy đã thương bao ngày, tình thương cho con cao quý, mắt con bây giờ không thể nhìn được thầy cô". Tiếng hát hòa cùng tiếng đàn du dương (Ảnh: Hoài Sơn).

Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật - 2

Bên trong Trung tâm, một người đàn ông và 6 đứa trẻ đang say sưa chơi đàn. Thỉnh thoảng, người đàn ông đến bên từng em nhỏ, hướng dẫn cách bấm hợp âm (Ảnh: Hoài Sơn)

Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật - 3

Đó là lớp dạy đàn miễn phí của thầy Đặng Tấn Ba (42 tuổi, quê Núi Thành, Quảng Nam), nhân viên hỗ trợ tại Trung tâm (Ảnh: Hoài Sơn).

Giọng hát diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí (Video: Hoài Sơn)

Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật - 4

Sinh ra trong vùng quê nghèo và bị khiếm thị từ nhỏ nên sự thiếu thốn, bất hạnh đều không tránh khỏi. Đến năm 12 tuổi, cậu bé Đặng Tấn Ba được tuyển sinh vào Trung tâm. Cũng từ đó, nơi đây đã trở thành ngôi nhà thứ hai của thầy (Ảnh: Hoài Sơn).

Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật - 5

Xa nhà từ khi còn trẻ và bị khiếm khuyết nên hơn ai hết, thầy luôn là người thấu hiểu được sự bất hạnh của các em học sinh. Vì vậy, khi được Trung tâm giữ lại làm công tác hỗ trợ, thầy đồng ý ngay (Ảnh: Hoài Sơn).

Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật - 6

"Nơi đây đã giúp tôi hòa nhập với cộng đồng và cũng chính trung tâm đã cho tôi cái nghề. Nên bây giờ tôi muốn được giúp các em khó khăn giống tôi được học nhạc và hòa nhập với cộng đồng nhờ tiếng đàn", thầy Ba tâm sự (Ảnh: Hoài Sơn).

Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật - 7

Lớp dạy đàn của thầy Ba hoạt động được hơn 3 năm nay và có 10 em theo học. Gọi là lớp nhưng chỉ là khuôn viên, không bàn, chẳng ghế, các em phải ngồi tạm trên sân khấu và lấy ánh đèn làm niềm cảm hứng (Ảnh: Hoài Sơn).

Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật - 8

Điều đặc biệt, trong lớp tất cả học sinh đều bị khiếm thị, hạn chế khả năng giao tiếp. Điều này khiến việc dạy trở nên khó gấp vạn lần. Thầy Ba phải cầm tay từng học trò, nhắm mắt lại, cảm nhận bằng thính giác để giúp các em đánh hợp âm (Ảnh: Hoài Sơn).

Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật - 9

"Tài sản của lớp chỉ có 5 cây đàn, các em phải thay phiên nhau đánh. Đó đều là đàn cũ, hỏng được người khác cho, tôi sửa lại để cho các em học. Ước mong của tôi là sẽ có thêm đàn để các em học tập được tốt hơn", thầy Ba thổ lộ (Ảnh: Hoài Sơn).

Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật - 10

Theo học lớp thầy Ba từ những ngày đầu tiên, em Ngô Thanh Hằng (15 tuổi, học sinh lớp 8) từ một học sinh nhút nhát, giờ đây Hằng đã có thể đánh được những bài nhạc khó và có giọng hát cuốn hút người nghe (Ảnh: Hoài Sơn).

Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật - 11

"Khi học tại đây em rất vui và hạnh phúc. Em khá tự ti về đôi mắt của mình, nhưng nhờ thầy tiếp thêm động lực mà giờ đây em vững tin hơn trên con đường theo đuổi đam mê âm nhạc", nói xong Hằng ngân nga một bản nhạc tặng thầy (Ảnh: Hoài Sơn).

Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật - 12

Bảy thầy trò hát xong, cũng đã 20h tối. Thầy Ba lấy điện thoại và nói: "Các em uống gì nào?". Một em nhanh nhảu đáp: "Em uống trà sữa thầy ơi. Thầy Ba nghiêng mình, ghé sát vào chiếc điện thoại, ghi lại từng sở thích của học trò để mua tặng (Ảnh: Hoài Sơn).

Điều diệu kỳ trong lớp học đàn miễn phí của thầy giáo khuyết tật - 13

Bà Đỗ Thị Đỗ Quyên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng - cho biết, thầy Đặng Tấn Ba là nhân viên hỗ trợ của Trung tâm. Buổi tối, thầy dạy các em khuyết tật nội trú về âm nhạc. "Thầy là người khiếm khuyết nên những việc làm này xuất phát từ tình thương của người thầy đối với các em. Việc làm của thầy Ba rất đáng trân trọng", cô Quyên nhận xét.