Cử nhân thất nghiệp: Không thể “đổ lỗi” cho riêng ngành Giáo dục

(Dân trí) - Hàng trăm độc giả đã gửi ý kiến bình luận quanh tình trạng cử nhân thất nghiệp và nêu ra những nguyên nhân dẫn đến “vấn nạn” này. Đông đảo độc giả chỉ ra rằng tình trạng cử nhân không xin được việc làm không phải là “lỗi” của riêng ngành giáo dục…

SV khối Ngân hàng nô nức tìm cơ hội tại các “ông lớn”
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cử nhân thất nghiệp. Trong ảnh: Sinh viên tham dự một hội chợ việc làm tại Hà Nội.
 
Xin trích đăng một số ý kiến của độc giả gửi về báo điện tử Dân trí:

 

“Cứ đào tạo cho nhiều vào, mỗi năm hàng mấy chục ngàn người ra trường thì làm gì không thất nghiệp cơ chứ?” - Người gửi:  Cao Văn Tuấn, email:  ngoclien219@gmail.com 

 

“Thời buổi này người học cao nhiều quá mà nhu cầu tuyển thì giới hạn, dẫn đến tình trạng là thừa người có bằng cấp mà trái lai người lao động phổ thông lại thiếu trầm trọng” - Người gửi:  Hồng Thắng, email:  thângphmhong2@gmail.com 

 

“Chẳng qua là tại đất nước chưa phát triển theo kịp số sinh viên ra trường, kinh tế vẫn ở mức nông ngư nghiệp và gia công, công nghiệp không có, làm công nhân lương thấp mà vẫn khó tìm việc, thì cử nhân thạc sĩ tiến sĩ tìm đâu ra nhiều việc?” - Người gửi:  Tuy Can, email:  tuycan@hotmail.com   

 

Chỉ ra những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nhiều cử nhân không có việc làm, đông đảo độc giả cũng khẳng định rằng trong việc này thì không thể “đổ lỗi” cho riêng Bộ trưởng GD-ĐT, mà chính bản thân cử nhân cũng phải nhìn nhận lại mình.

 

“Hiện nay tình trạng thất nghiệp của sinh viên không phải chỉ vì lý do mà báo chí đã đưa tin. Không phải chỉ là do trình độ nhân viên kém, tiếng Anh "tệ", kỹ năng tin học không "rành"..., nói chung hiện nay nguyên nhân chính là do việc kinh tế khủng hoảng toàn cầu. Ngay tại Hoa Kỳ hiện nay cũng đối đầu với tình trạng hàng ngàn tập đoàn giải thể,nhà nước ngân quỹ bị cắt giảm. Sinh viên Việt Nam dù là học trường công lập hay dân lập, có giỏi hay tệ đều có điểm giống nhau là tinh thần trách nhiệm làm việc hoàn toàn "không có", chỉ muốn vào làm với tính cách "thăng tiến, nhảy vọt " không tạo niềm tin cho doanh nghiệp nước ngoài khi giao nhiệm vụ quan trọng cho người Việt Nam… Vì vậy không thể chỉ "đổ lỗi" cho một mình Bộ trưởng GD-ĐT đuợc. Mà tất cả các bên có liên quan phải chịu trách nhiệm chung.” - Người gửi:  Oanh Dao, email:  oanhtodao@hotmail.com 

 

“Đây không phải trách nhiệm của riêng Bộ trưởng.” - Người gửi:  Trieutuandung, email:  Ldhaquang@gmail.com 

 

“Cử nhân thất nghiệp bây giờ còn do cơ chế tuyển dụng chưa hợp lý.” - Email:  longtruong12@gmail.com

“Không phải vấn đề là giáo dục không tốt mà là bản thân mình thôi, sự trông chờ và dựa dẫm quá lớn của mỗi cá nhân, phải biết tự vận động và thích nghi với mọi hoàn cảnh chứ, cho dù có đi du học hay học trường nước ngoài thì cũng đáp ứng một lượng nhỏ tìm được việc thôi” - Người gửi:  Lê Hoài Phương, email:  tiendientu.com.vn@gmail.com 

 

“Tôi biết rất nhiều công ty nước ngoài tuyển dụng và có mong muốn giới thiệu cho những người thân, bạn bè và những người quen nhưng ngặt một nỗi trình độ tiếng Anh của họ quá hạn chế.” - Người gửi:  Lê Hoài Anh, email:  samelec01@gmail.com 

 

“Không thể cái gì cũng đổ lỗi cho giáo dục, giáo dục không thể tìm việc được cho sinh viên ra trường được, mà đây nên đánh vào ý thức học tập thực của sinh viên. Một số sinh viên chỉ lo tới cái bằng cấp này bằng cấp nọ nhưng thực chất họ có cái gì.” - Người gửi:  Thân Văn Thắng, email:  thang.thanvan@yahoo.com 

 

“Mình cũng là sinh viên ra trường được 1 năm, mình thấy trường đại học Việt Nam đào tạo không sát thực tế với nhu cầu doanh nghiệp. Để làm được việc này, mình nghĩ nên hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường, liên tục đưa sinh viên ra môi trường doanh nghiệp. Mình ra trường thấy những gì mình học xong ở trường khi đi làm đã bị lỗi thời và lại phải học lại từ đầu rất mất thời gian mà có khi còn không xin được việc.” - Người gửi:  Vu Dinh Thuc, email:  thucsakichi@gmail.com 

 

Thu Minh (tổng hợp)

Dòng sự kiện: Cử nhân thất nghiệp