Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân?

(Dân trí) - Hè đến là khi trẻ được vui chơi và xả hơi sau một năm học căng thẳng, nhưng cũng là thời điểm trẻ dễ gặp phải những tình huống nguy hiểm. Phụ huynh hãy trang bị cho trẻ các biện pháp ứng phó để có thể bảo vệ bản thân.

Trẻ nhỏ luôn hiếu động, khó tập trung, và không thích sự nhàm chán. Vì vậy, thay vì bắt con học thuộc lý thuyết, phụ huynh có thể kể cho con nghe các tình huống nguy hiểm thường gặp dưới dạng câu chuyện, và để cho con tự đề xuất cách xử lý, sau đó phân tích xem con làm như vậy là đúng hay sai. Nhờ vậy, khi gặp phải những tình huống tương tự ngoài đời thực, trẻ sẽ có thể dễ dàng ứng biến.

Dưới đây là ba tình huống nguy hiểm thường gặp và cách xử lý phù hợp với độ tuổi của trẻ từ 7 - 15 để phụ huynh tham khảo và hướng dẫn trẻ tại nhà.

Khi bị lạc trong rừng

Mùa hè nắng nóng, các địa điểm du lịch thuộc khu vực rừng núi trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn với nhiều gia đình. Tuy nhiên, chỉ cần một chút lơ là, trẻ sẽ bị tụt khỏi đoàn và bị lạc.

Cha mẹ cần hướng dẫn để trẻ biết rằng cần phải ở cạnh người lớn bất cứ lúc nào, khi thấy sắp bị tụt lại, cần hô lên để cả đoàn đợi. Ví dụ như khi làm rơi đồ và trẻ muốn nhặt lại, hãy báo ngay với người lớn để mọi người không tiếp tục di chuyển; hoặc khi muốn khám phá xung quanh, trẻ cũng cần rủ người lớn đi cùng, và không nên đi quá xa.

Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân? - 1

Luôn đi cùng đoàn để tránh bị lạc

Nếu bị lạc, điều quan trọng nhất là cần bình tĩnh và đứng yên tại chỗ, sử dụng điện thoại để gọi điện cho người thân nếu có thể.

Ngoài ra, phụ huynh nên đưa con tham gia các khóa học kỹ năng ngắn hạn, hoặc các chuyến dã ngoại ngắn để trẻ học được cách tự bảo vệ bản thân khi gặp rủi ro trong rừng. Nhờ những khóa học đó mà 2 cô bé (5 tuổi và 8 tuổi) tại Mỹ đã sống sót sau 44 giờ lạc trong rừng hoang.

Nhận thức được điều đó, trong Chương trình Anh văn hè 2019, Language Link Academic đã lồng ghép Khóa học tiếng Anh với các chương trình ngoại khóa và Trại hè 2 ngày 1 đêm, dạy trẻ một số kỹ năng sinh tồn kỹ năng sinh tồn cần thiết như: cách đọc bảng biển chỉ dẫn, xem bản đồ, kỹ năng tìm kiếm nguồn thức ăn trong tự nhiên...

Khi bị lạc ở nơi đông người

Bị lạc ở nơi đông người cũng là một tình huống thường gặp vào mùa hè. Vì đây là khoảng thời gian đỉnh điểm của du lịch, lượng người đổ đến các khu nghỉ mát vô cùng lớn. Trẻ rất dễ bị lạc khỏi người thân khi phải chen lấn.

Khi gặp trường hợp này, nguyên tắc đầu tiên mà trẻ cần chấp hành là giữ bình tĩnh và đứng yên ở vị trí bị lạc, nếu có thể, hãy ngồi ở khu vực cao để bố mẹ dễ nhìn thấy. Sau đó, sử dụng điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để gọi điện cho người thân và thông báo vị trí mình đang đứng bằng việc mô tả khu vực xung quanh. Nếu không có điện thoại, có thể hỏi mượn những người lớn xung quanh.

Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân? - 2
Khi bị lạc, trẻ nên đứng yên tại chỗ vào gọi điện cho phụ huynh

Nguyên tắc thứ hai mà trẻ cần nhớ là tuyệt đối không đi theo người lạ, dù họ tự xưng là bạn của bố mẹ hay sẽ dẫn mình đến vị trí của bố mẹ. Ngày nay, có rất nhiều kẻ xấu với thủ đoạn tinh vi như giả làm người thân, giả làm người cần được giúp đỡ để bắt cóc trẻ. Vậy nên, khi không có người thân ở bên, trẻ cần đề cao cảnh giác, không nên dễ dàng tin tưởng và đi theo bất cứ người lạ nào.

Khi gặp hỏa hoạn

Mùa hè đến, nhu cầu sử dụng điện tăng cao, dẫn đến dễ xảy ra chập cháy tại nhà ở, khu chung cư. Chính vì vậy, phụ huynh nên diễn tập trước với trẻ cách xử lý khi gặp hỏa hoạn tại nhà riêng và tại khu chung cư.

Khi thấy lửa bốc lên từ nhà mình, trẻ cần chạy ra ngoài rồi la lớn và nhờ hàng xóm để xin sự giúp đỡ. Nếu ngọn lửa quá lớn, cần tìm cách rời khỏi khu vực cháy, khu chung cư ngay lập tức, không nên quay về nhà lấy đồ đạc rồi mới rời đi.

Con đã biết cách tự bảo vệ bản thân? - 3
Khi thấy có hỏa hoạn, cần tìm cách rời đi ngay lập tức

Sử dụng cầu thang bộ để thoát hiểm, vì thang máy dễ hỏng khi có hỏa hoạn. Khi di chuyển nên bò thấp người, nếu có thể thì hãy thấm ướt một mảnh vải hoặc quần áo để bịt miệng và mũi, tránh khói độc và nghẹt thở.

Nếu quần áo bị bén lửa, cần cởi ra ngay; nếu không tự cởi được, hãy nằm xuống sàn lăn người qua lại và nhờ người khác giúp đỡ.

Không được xịt thẳng bình cứu hỏa vào người vì hóa chất chữa cháy có thể gây nhiễm trùng vết thương.

Nhằm giúp trẻ biết cách ứng biến trong các tình huống nguy hiểm thường gặp ở trong nước cũng như trên thế giới, đồng thời nâng cao trình độ Anh ngữ cho trẻ, Language Link Academic đã tổng hợp và biên soạn “16 bí kíp sinh tồn dành cho trẻ từ 6 - 15 tuổi”. Tài liệu được trình bày song ngữ, mô tả tình huống thông qua hình ảnh trực quan và có phần giải thích những điều nên và không nên làm, giúp trẻ dễ dàng hiểu và áp dụng trong thực tế.

Đăng ký nhận quà tặng miễn phí ngay tại đây