Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu

(Dân trí) - Để có thể mang được con chữ đến với trẻ em học sinh vùng sâu, vùng khó khăn nhiều giáo viên ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum không chỉ chịu nhiều vất vả mà có lúc còn phải mang cả mạng sống của mình ra để đánh cược với tử thần.

Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu
Trước đây để vào được làng Kpắih (xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) dạy học, thầy Trần Văn Đạt (ảnh) và các giáo viên phải mạo hiểm đi trên chiếc bè này.

Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu
Để vào được xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum), các giáo viên phải đi qua ngầm nước này và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào khi lũ đầu nguồn bất ngờ ập đến.

Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu
Sau khi cầu treo bị hư, các thầy cô giáo dạy ở xã Đăk Kôi (Kon Rẫy, Kon Tum) phải liều mình lội sông để đi dạy.

Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu
Các thầy cô vất vả qua những con đường đất để "gùi" chữ lên đỉnh Măng Rơi (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum).

Chùm ảnh: Gian nan gieo con chữ vùng cao, vùng sâu
Trước đây do thiếu giáo viên, một mình thầy Trần Văn Đạt (Trường tiểu học Lê Lợi, xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) phải cùng lúc dạy 2 lớp như thế này.

Nơi xã
Nơi xã nghèo, các học sinh đi học trong trang phục quần đùi, áo cộc, chân trần.

Các lớp học thì mưa, nắng, gió luôn tấn công các em học sinh.
Các lớp học thì mưa, nắng, gió luôn tấn công các em học sinh.

Các phòng học xuống cấp trầm trọng nhưng các em vẫn cố gắng học bài mong thay đổi tương lai.
Các phòng học xuống cấp trầm trọng nhưng các em vẫn cố gắng học bài mong thay đổi tương lai.

Ngoài giờ đi học, nhiều em học sinh vùng cao phải vất vả mưu sinh như thế này.
Ngoài giờ đi học, nhiều em học sinh vùng cao phải vất vả mưu sinh như thế này.

Bữa cơm chỉ với cá kho mặn, canh bí của các em học sinh nội trú ở một xã vùng sâu.
Bữa cơm chỉ với cá kho mặn, canh bí của các em học sinh nội trú ở một xã vùng sâu.

Thiên Thư