Chọn trường theo tiêu chí nào để không phải hối tiếc?

(Dân trí) - Với Dương Tuấn Anh, cựu sinh viên ngành Truyền thông chuyên nghiệp RMIT Việt Nam, chọn đúng nơi gửi gắm những tháng năm đại học là bước đệm hết sức quan trọng để bạn vững bước trên con đường sự nghiệp hiện tại.

Nuôi dưỡng sáng tạo

Nhớ lại những ngày đắn đo chọn trường, Tuấn Anh chia sẻ: “Tính mình không thích những gì quá tuyệt đối, mà thích tìm tòi, tư duy phản biện, tranh luận và bảo vệ chính kiến riêng - những điều mà theo lối giảng dạy truyền thống, đặt nặng lý thuyết, lệ thuộc vào sách giáo khoa sẽ khó có được”. Và để thật sự hiểu được điều này cũng như dũng cảm theo đuổi điều mình tin tưởng, Tuấn Anh đã mất tới bốn năm học đại học và khoảng thời gian “nghỉ giữa hiệp - gap year”, trước khi chọn RMIT để học lấy tấm bằng thứ hai.

RMIT Việt Nam vốn là cơ sở ở nước ngoài lớn nhất của Đại học RMIT (một trong 14 trường đại học hàng đầu ở Úc) nên toàn bộ chương trình học, giáo viên và các hoạt động bổ trợ đều theo đúng chuẩn của trường mẹ nhằm đảm bảo tấm bằng mang chất lượng toàn cầu, Tuấn Anh nói.

“Chương trình học gắn chặt với thực tế, luôn thay đổi không ngừng đúng như bản chất của ngành Truyền thông mà mình chọn theo đuổi. Nhờ đó, với mình ngày tốt nghiệp là ngày khởi đầu của hành trình mới – hành trình học tập trọn đời”.

Khái niệm sáng tạo mà trường mở ra cho mình cũng như các bạn không giới hạn ở hoạt động nghệ thuật mà chính là sự linh hoạt trong cách nhìn nhận, tiếp cận và giải quyết một vấn đề nào đó.

Nhờ vậy, dù chưa ra trường Tuấn Anh đã mạnh dạn thử sức với vị trí thực tập sinh ngay tại RMIT từ năm thứ nhất, và tự tin thử thách bản thân tại các agency cũng như tập đoàn truyền thông lớn trong ngành truyền thông và marketing, trong đó có Garena Việt Nam, sau khi ra trường.


Dương Tuấn Anh, cựu sinh viên ngành Truyền thông Chuyên nghiệp, RMIT Việt Nam, chia sẻ về bí quyết chọn trường đại học với các bạn học sinh.

Dương Tuấn Anh, cựu sinh viên ngành Truyền thông Chuyên nghiệp, RMIT Việt Nam, chia sẻ về bí quyết chọn trường đại học với các bạn học sinh.

Trải nghiệm quốc tế ngay tại Việt Nam

“Ngay từ ban đầu mình đã định sẽ làm việc ở Việt Nam, nên cần thấu hiểu môi trường trong nước càng nhiều càng tốt”, nhưng làm sao vẫn có thể trải nghiệm môi trường quốc tế để hiểu về khách hàng nước ngoài lại là câu hỏi khiến Tuấn Anh trăn trở khá nhiều.

“Lúc đó, RMIT là ‘ứng viên’ sáng giá, giúp mình có thể trải nghiệm môi trường quốc tế ngay tại Việt Nam một cách trọn vẹn”, Tuấn Anh vui vẻ chia sẻ. “Chẳng những vậy, chi phí học cả chương trình ở Việt Nam [trung bình khoảng hơn 700 triệu đồng] chỉ tương đương khoảng một năm học phí và chi phí sinh hoạt nếu mình học tại Úc”.

Nếu muốn có được trải nghiệm quốc tế thật sự, các bạn học sau mình còn có lợi thế hơn khi có thể tham gia chương trình trao đổi sinh viên tối đa một năm học tại một trong hơn 200 trường đối tác của RMIT trên toàn cầu, với mức học phí bằng học phí đóng tại RMIT Việt Nam, Tuấn Anh cho biết thêm.

Bồi đắp kỹ năng mềm

“Mình may mắn tích lũy được nhiều kỹ năng mềm do có thời gian đi làm trước khi vào học tại RMIT, nhưng các bạn ‘chưa có gì trong tay’ cũng hoàn toàn có thể thực hiện được điều đó nhờ những hoạt động mà Phòng Tư vấn hướng nghiệp, Cựu sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp tích cực đem đến”, Tuấn Anh “bật mí”.

Ngay từ những ngày đầu, các bạn đã có thể tham gia Hoàn thiện kỹ năng cá nhân - chương trình được thiết kế nhằm giúp sinh viên RMIT Việt Nam có được ưu thế vượt trội về năng lực khi tham gia thị trường lao động đầy cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Chương trình có từ năm nhất và kéo dài đến khi các bạn tốt nghiệp, và quan trọng hơn sau khi hoàn tất thành công toàn bộ chương trình, các bạn sẽ có được bộ sáu kỹ năng mềm để trở thành người có tư duy sáng tạo, giao tiếp tự tin, biết cách làm việc trong môi trường đa văn hóa, lãnh đạo có đạo đức, biết cách hoạch định sự nghiệp và sử dụng công nghệ số.

Mình trải qua những năm tháng đại học tại cơ sở Hà Nội ở Kim Mã nên đến giờ vẫn nhớ như in không khí ấm áp thân tình tại đây. Cơ sở quy mô vừa phải nên mọi người hầu hết đều biết nhau như trong một gia đình, chưa kể nhờ vị trí thuận lợi ở trung tâm, các bạn có thể tạt ngang trường làm nốt bài còn dang dở, hay hẹn làm việc nhóm ngay sau giờ làm thêm. Sinh viên bọn mình thường đùa với nhau rằng “cả thành phố là của chúng ta” vì nhờ trường nằm ở vị trí đắc địa ngay trung tâm Quận Ba Đình, chúng mình có thể kết nối dễ dàng với bạn bè các trường ‘top’ khác như Đại học Ngoại thương, Đại học Ngoại giao, Đại học Quốc gia,..., hay tận hưởng những tiện ích chung quanh, và quan trọng hơn là tiếp cận được với vô số cơ hội thực tập và việc làm bán thời gian ngay từ thời đi học nhờ số lượng doanh nghiệp phong phú có tại các cao ốc văn phòng ở khu vực này.

Ba năm học tại RMIT đã trang bị cho mình hành trang vững chắc tự tin bước ra thế giới và sẵn sàng hội nhập vào thời đại 4.0.

Thành tích trích ngang của Dương Tuấn Anh

· Tốt nghiệp Cử nhân Truyền thông (Truyền thông chuyên nghiệp) RMIT Việt Nam 2016

· Viết bài phát biểu cho Tổng giám đốc Ecopark tại Hội nghị APEC Việt Nam về Phát triển Đô thị bền vững 2017

· Đóng góp xây dựng thương hiệu cho các dự án Aqua Bay, Marina Arc, Grand Marina, Central Lake, Grand Park, The Collection

· Cựu Giám đốc Sáng tạo của Tonkin Media

· Giám đốc Sáng tạo Freelance của Ecoms

· Hiện là Trưởng Dự án Nội dung tại Garena Việt Nam


***

Để biết thêm thông tin chi tiết về các chương trình học tại RMIT Việt Nam và phương thức tuyển sinh, vui lòng đăng ký tham gia Hội thảo “Đại học nào cho bạn?” vào Chủ Nhật, ngày 8/7/2018, tại: http://bit.ly/HoiThaoRMIT2018 hoặc gọi số điện thoại (024) 3726 1460.