Cần đưa giáo dục đại học tiếp cận với mô hình khai phóng

Những ngày qua, các diễn đàn giáo dục đang “nóng” với những thảo luận sôi nổi của các chuyên gia giáo dục với vấn đề giảm áp lực trong chương trình giáo dục phổ thông mới; triển khai chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất; cũng như thay đổi quan niệm trong hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông.

Rõ ràng, giáo dục Việt Nam đang đứng trước trước những đổi thay lớn lao để chuyển mình trong dòng chảy hội nhập. Đóng góp ý kiến về Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể, bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch Trường ĐH Tân Tạo (TTU) cho rằng: “Các thầy cô đang nghiêng về hướng xây dựng một chương trình học cho phép học sinh phản biện, đó là điều tôi rất ủng hộ. Tư duy phản biện chính là kim chỉ nam cốt lõi của sự phát triển. Đây chính là bệ đỡ vững chắc để khi các em bước tiếp vào mô hình Khai phóng Liberal Arts tiên tiến mà trường chúng tôi đang theo đuổi. Vì rõ ràng ở độ tuổi 17-18 tuổi, các em chưa hoàn toàn nhận thức được môn học nào mình thích, môn nào không, chúng ta không thể áp một khung chương trình cứng nhắc lên và ép buộc các em máy móc học theo.

Mô hình giáo dục Khai phóng đang được áp dụng tại nhiều Đại học nổi tiếng trên thế giới như ĐH Harvard, Yale, Duke, Rice… cho phép các sinh viên rèn luyện kỹ năng cứng (như cách suy luận, cách lập luận, tính toán, cách làm việc nhóm...), nhưng quan trọng hơn là giúp xây dựng tính cách con người.”

Bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch Trường ĐH Tân Tạo (TTU).
Bà Đặng Thị Hoàng Yến - Chủ tịch Trường ĐH Tân Tạo (TTU).

Ở những nước phương Tây, người dân đóng góp ngân sách rất lớn cho đào tạo đại học, vì họ mong muốn con cái mình sau khi tốt nghiệp không chỉ có kiến thức về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp mà còn phải là những con người có tính sáng tạo, tư duy logic, tinh thần học tập suốt đời, trung thực, và đặc biệt là phải có trách nhiệm với xã hội, với đất nước.

Ở một số quốc gia châu Âu, Mô hình giáo dục Khai phóng lại được áp dụng ngay từ cấp Tiểu học và Trung học nhằm giúp học sinh được giáo dục toàn diện về nhân cách cũng như phát triển trí tuệ. Đặc biệt, trong bối cảnh quốc tế hóa, liên thông ngành nghề giữa các quốc gia, mô hình khai phóng này trau dồi cho người trẻ tầm nhìn toàn diện dựa trên cơ sở gắn kết kiến thức giữa các môn khoa học với nhau.

Đại học Tân Tạo - trường đại học phi lợi nhuận chuẩn Hoa Kỳ.
Đại học Tân Tạo - trường đại học phi lợi nhuận chuẩn Hoa Kỳ.

Một trong những niềm tự hào của bà Hoàng Yến là việc quyết định tuyển sinh hai ngành Y Khoa và Công nghệ sinh học, với hàm lượng kiến thức khoa học chuyên ngành cao tại trường ĐH Tân Tạo. “Theo tôi, trường đại học phải là cái nôi của nghiên cứu khoa học. Đi tham quan học hỏi tại nước ngoài, tôi còn có tham vọng mở thêm những ngành khác như Biến đổi khí hậu, Khoa học Thủy sản, Chính trị và Lãnh đạo chiến lược, Khoa học và công nghệ tiên tiến, Khoa học bền vững, Khoa học quản trị và phát triển, Khoa học quốc tế,… Tôi mong muốn sinh viên Việt Nam phải nắm giữ những nhóm kiến thức mà các nước phát triển đang đào tạo, có thể thì chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta mới thay đổi so với thế hệ trước được!” - bà Hoàng Yến cho biết.

Còn nhớ, trong một chuyến viếng thăm và làm việc tại Việt Nam vào đầu năm 2015, TS.BS. Nobuyuki Shimono đã thuyết phục Bộ Khoa Học Công Nghệ Nhật Bản để tài trợ cho 4 nhà vi sinh trẻ và 2 sinh viên thuộc khoa Y của ĐH Tân Tạo sang tham quan học tập tại Fukuoka.

Theo đó, hai sinh viên ưu tú được lựa chọn là: Hoàng Phan Nhật Minh và Nguyễn Hồng Quân. Thông qua tiến cử của Giáo viên phụ trách giảng dạy Vi Sinh, ông Nobuyuki nhận thấy sinh viên khoa Y Tân Tạo có một niềm say mê học tập rất cao; đồng thời có tư cách của một bác sĩ tương lai hơn hẳn các sinh viên mà ông đã từng dạy ở các trường khác. “Chuyến đi này không chỉ là cơ hội mở mang kiến thức cho em, mà còn là cơ hội để em quảng bá được hình ảnh sinh viên Việt Nam đến với bạn bè Nhật Bản. Em không bao giờ quên được chuyến đi ấy, cơ hội trải nghiệm đã giúp em ngày càng tin tưởng vào sự lựa chọn của em khi quyết định trở thành sinh viên của Đại học Tân Tạo.” - Hồng Quân bồi hồi nhớ lại.

Theo bà Đặng Thị Hoàng Yến thì đây chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp mà sinh viên của trường được các chuyên gia, các giáo sư tiến sĩ quốc tế khen ngợi, đánh giá cao năng lực. Đây chính là “quả ngọt” của Hội đồng thành lập trường sau nhiều năm kiên định theo đuổi mục tiêu tiếp cận sát sườn với chất lượng đào tạo đại học trên thế giới.