Bàn tính gảy giúp trẻ sáng tạo tư duy

Bàn tính gảy bị loại bỏ khỏi chương trình giảng dạy của Việt Nam từ năm 1991, lại được Nhật Bản - một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, đưa vào hệ thống giáo dục công lập. Lý do tại sao?

Khác với thời điểm cách đây 5 - 6 năm, đến nay, “Bàn tính gẩy” đã không còn xa lạ với nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi mầm non và tiểu học. Tuy nhiên, có đến hơn 80% các chương trình bàn tính gẩy hiện diện trên thị trường đều được khai thác từ nước ngoài. Vì vậy, không ngạc nhiên khi một số phụ huynh cảm thấy các chương trình này phức tạp và không sát với chương trình đào tạo ở các bậc học phổ thông.

Chương trình bàn tỉnh gẩy giúp trẻ phát triển tư duy một cách tự nhiên và chủ động.
Chương trình bàn tỉnh gẩy giúp trẻ phát triển tư duy một cách tự nhiên và chủ động.

Câu chuyện Việt hóa chiếc bàn tính gẩy được bắt đầu từ năm 2005, khi một vị  PGS.TS ngành toán đặt vấn đề, tại sao chiếc bàn tính gẩy bị bỏ khỏi chương trình giảng dạy của Việt Nam từ năm 1991 lại được Nhật Bản, một quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, đưa vào hệ thống giáo dục công lập. Từ ý tưởng đó, một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Phát triển Tư duy Toán học đã trực tiếp sang Nhật Bản để nghiên cứu về giáo trình và cách thức triển khai chương trình bàn tính gẩy tại quốc gia mặt trời mọc này. Mất 6 năm xây dựng, thực nghiệm trên trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 4 - 14, chương trình Bàn tính gẩy I’Math đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp bản quyền. Đây cũng là sản phẩm Bàn tính gẩy đầu tiên trên thị trường được thiết kế dành riêng cho trẻ em Việt Nam. Bám sát chương trình học của Bộ Giáo dục và đào tạo, kết hợp nhịp nhàng cả phần tĩnh (phần rèn luyện tư duy) và phần động (trò chơi vận động), đó là những ưu thế của sản phẩm bàn tính gẩy này.

Trẻ thú vị khi được làm quen với chương trình học bàn tính gẩy.
Trẻ thú vị khi được làm quen với chương trình học bàn tính gẩy.

Nhìn dưới góc độ tâm lý giáo dục, TS. Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục học Hà Nội cũng khẳng định: “Việc tạo ra một chương trình sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, phù hợp với tâm hồn và trình độ phát triển của trẻ em, lại giữ được bản sắc văn hóa dân tộc là điều rất tốt”.

Ông Trương Đắc Nguyên, chuyên viên vụ Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục Đào tạo, đã hoàn toàn bị thuyết phục sau khi tham quan các lớp học của I’Math. Ông nhận định: “Cái hay của I’Math là mô hình “học mà chơi, chơi mà học”, rất phù hợp với phương pháp giáo dục hiện đại. Khác với suy nghĩ ban đầu về việc học môn toán, đến lớp thấy cháu nào nét mặt cũng sáng ngời”.

Thạc sỹ Vũ Thị Vân Phượng – một thành viên trong nhóm nghiên cứu sản phẩm Bàn tính gẩy I’Math phân tích nguyên lý tác động của chương trình này đến sự phát triển tư duy: “Người học thao tác với bàn tính gảy bằng cả hai tay đã mang đến một tác động cơ học đều đặn lên đầu các ngón tay, nơi tập trung đầu dây thần kinh cảm giác. Những tiếp xúc liên tục, đều dặn này đã tạo nên những xung động thần kinh truyền qua hai cánh tay lên não, tạo nên những tác động sinh học kích thích đều lên cả hai bán cầu não.”

Với mức học phí hấp dẫn, trẻ có nhiều cơ hội học với bàn tính gẩy.
Với mức học phí hấp dẫn, trẻ có nhiều cơ hội học với bàn tính gẩy.

Bên cạnh những yếu tố liên quan đến nội dung và hình thức chương trình, sản phẩm bàn tính Việt I’Math còn có một lợi thế khác là mức học phí.  Việc tự nghiên cứu, triển khai trong nước đã giúp các nhà đầu tư tiết kiệm một khoản chí phí đáng kể. Do vậy, mức học phí của những chương trình Việt Nam như I’Math chỉ bằng 70% giá trung bình trên thị trường. Đó cũng là điều kiện để những chiếc bàn tính này đến được với nhiều hơn trẻ em Việt Nam.
Công ty Cổ phần Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Giáo Dục Toàn Diện Quốc Tế Vạn Phước
Địa chỉ: VPGD: Số 15 N3 - ngõ 113 Vĩnh Hồ - Thịnh Quang - Đống Đa - Hà Nội.
Hotline tư vấn: 04. 2210  9408
Website: www.imath.vn