5 lầm tưởng khi du học vừa học vừa làm tại Nhật Bản

Du học Nhật rất đắt đỏ, tiềm ẩn nhiều rủi ro, vô vàn những khó khăn trong cuộc sống, mưu sinh để tồn tại … là những lầm tưởng mà các bạn trẻ vẫn hay gặp phải khi chọn điểm đến du học cho mình.

Lầm tưởng 1: Nhật Bản không có lừa đảo

 

 “Người ta dùng rất nhiều từ ngữ để nói về Nhật Bản: hiện đại, sạch sẽ, lịch sự, văn minh,… Sự an toàn ở Nhật được đặt lên trên cả tuyệt đối. Xe đạp thì đi trên vỉa hè như người đi bộ, vỉa hè đủ rộng và không có hiện tượng lấn chiếm lòng đường nên thi thoảng đạp xe ngắm cảnh đẹp ở Nhật rất thú vị. Vì sự an toàn của con người mà dân Nhật sẵn sàng bỏ công bỏ sức, trên cả mức cần thiết”, Đoàn Quang Hưng, du học sinh trường ĐH Kyutech chia sẻ.

 

Anh Quang Vinh, một nghiên cứu sinh AOTS cũng chia sẻ câu chuyện ngộ nghĩnh của mình ở xứ sở mặt trời mọc: “Mới sang Nhật, một lần cao hứng, tôi và nhóm bạn rủ nhau đến ga Kyoto chơi bằng xe đạp. Ba người nhưng lại chỉ có 2 xe đạp (Nhật không cho chở 2 người trên 1 xe đạp), chúng tôi quyết định mượn tạm 1 chiếc xe đạp chủ xe sau khi chuyển nhà đã để lại. Qua ngõ nhỏ gần ga Kyoto, thì bị một anh cảnh sát tuýt còi yêu cầu dừng lại do xe không có khóa và bị nghi ngờ là xe ăn cắp. Sau khi hỏi lý lịch xe thì anh cảnh sát gọi điện về trung tâm để xác mình có phải xe bị thông báo mất cắp không. May mắn cho chúng tôi đây không phải là xe ăn cắp nên chúng tôi được thả đi với 1 lời dặn dò là hãy mua khóa. Bài học rút ra ở Nhật là: không đi những phương tiện không rõ nguồn gốc xuất xứ. Mặc dù các bạn có thể thỉnh thoảng nhìn thấy những chiếc xe đạp vô chủ vứt ở lề đường, nhà xe hay công viên. Đặc biệt, hãy luôn cắm chìa khóa trong ổ khóa và hãy cầm giấy tờ mua xe theo người khi đi ra đường trừ khi muốn tán gẫu với cảnh sát”.

 

Đem câu chuyện này hỏi lại bạn Đoàn Quang Hưng, du học sinh trường ĐH Kyutech, Hưng khẳng định: “Ở Nhật có lừa đảo chứ và thường rất tinh vi. Bạn bị mắc lừa phần lớn không phải là do bị lừa trắng trợn mà bị lừa một cách tinh vi và thường là hợp pháp, như: Giới thiệu việc làm thêm có thu phí trước, bán hàng đa cấp, .... Bạn bị lừa vì bạn tham hay thiếu hiểu biết. Nếu bạn không tham thì có lẽ chẳng bao giờ bị lừa. Sống gắn bó với cộng đồng du học sinh Việt sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro này”.

 
Lầm tưởng 2: Chi phí tại Nhật Bản quá đắt đỏ
 

Lầm tưởng 2: Chi phí tại Nhật Bản quá đắt đỏ

 

Nhật Bản là một trong những nước mà người dân có thu nhập cao trên thế giới nhưng cũng tỷ lệ thuận với mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ ở Nhật.

 

Bài toán hóc búa với du học sinh Việt là làm thế nào để sống rẻ, sống thoải mái ở Nhật? Du học sinh Việt Nam vẫn có thể “xoay xở” khá tốt nếu nắm vững hai tiêu chí: 1. Chọn đúng cửa hàng; 2. Chọn đúng thời điểm để mua.

 

Phần lớn sinh viên Việt Nam đều chọn đi xe đạp. Các loại phương tiện như tàu điện, xe bus, taxi đều rất tốt, nhưng khá đắt. Sinh viên chỉ mất khoảng hơn 1,3 triệu đồng để có một chiếc xe đạp cũ. Nhiều sinh viên còn liên hệ những bạn qua trước để xin, ngay cả những người bạn nước ngoài học chung cũng sẵn sàng giúp đỡ sinh viên Việt. Sinh viên Việt Nam ở Nhật rất chuộng softbank vì được gọi miễn phí từ 2h sáng đến 21h mỗi ngày. Mỗi tháng tiền điện thoại khoảng 1.200 JPY – 2.500 JPY được chi trả qua việc mua thẻ gọi quốc tế (2000 JPY/2 tiếng). Nhưng thông thường, nếu có internet, du học sinh luôn sử dụng Skype và Yahoo! cho thuận tiện và rẻ. Quần áo, giày dép ở Nhật vào những đợt giảm giá rất rẻ mà chất lượng lại tốt.

 

Lầm tưởng 3: Tìm việc không khó và lương khá cao

 

Công việc tốt ở đây đồng nghĩa là tiền lương cao và đảm bảo một tương lai ổn định. Và để dễ dàng có một công việc tốt như mong muốn thì phải có tấm bằng đại học danh giá. Đến người Nhật bản xứ còn không có việc làm huống hồ gì là người nước ngoài sống tại Nhật. Ở Nhật không có lao động nhập cư, bởi lý do đơn giản: theo luật của Nhật, mức lương tối thiểu mà công ty Nhật phải trả cho người nước ngoài phải cao hơn mức lương trung bình của lao động Nhật. Một giải pháp quá thông minh. Đất nước vẫn rộng mở đón người nước ngoài, nhưng thường thì chỉ những chuyên gia cao cấp được mời, còn lao động phổ thông thì gần như không có.

 

Chính phủ Nhật Bản cho phép sinh viên được đi làm thêm, giảm bớt gánh nặng tài chính. Mục đích của hầu hết các du học sinh đặt ra là vừa lo học vừa lo làm. May mắn cho những ai có người quen, bạn bè ở bên đó hay đã được trung tâm lo việc trước khi sang, việc làm và việc học sẽ nhanh chóng được ổn định. Còn không, du học sinh sẽ phải tự túc chạy đôn chạy đáo xin việc. Hội sinh viên của các trường đại học cũng giới thiệu rất nhiều việc làm cho sinh viên, tuy vậy không nhiều.

 

Lầm tưởng 4: Ung dung khi đã giỏi tiếng Anh

 

 “Trước khi sang Nhật, mình đặt mục tiêu nâng cao vốn tiếng Nhật và cả tiếng Anh vì nghĩ ở nước ngoài thì cơ hội giao tiếp tiếng Anh mình sẽ cao lên. Nhưng bầu trời hi vọng đó sụp đổ hoàn toàn khi sang Nhật, tất cả những người mình bắt chuyện đều không thể phát âm được một chữ tiếng Anh bẻ đôi, kể cả các bạn ngoại quốc thì cũng bập bẹ để gọi là Hello với nhau”, Ngô Đăng Tùng, Đại học Shinshu chia sẻ về cú sốc văn hóa đầu tiên khi bước chân đến Nhật.

 

Tùng bổ sung: “Ngôn ngữ là một điều quan trọng để giúp bạn dễ dàng hòa nhập với cuộc sống mới. Tiếng Nhật của tôi lúc đó chưa được mức 3kyu, chưa đủ trình để hiểu được bài giảng. Vì vậy, tôi nhờ một bạn người Nhật bên cạnh ghi bài hộ rồi giải thích cho mình sau buổi học.

 

Không thể ghi chép bài vì thấy viết Kanji quá nhanh và xấu, ok, tôi dùng điện thoại chụp lại những gì thầy ghi trên bảng, sau giờ học tìm mấy anh chị người Việt sống lâu năm bên đó, nhờ họ giảng giải cho mình. Thi cử đề ra toàn tiếng Nhật cao cấp, trong khi tôi chỉ đang cố lắm được trung cấp, ok, tôi ôn bài cùng các bạn Nhật chứ không lúm xúm với người Việt nữa. Học nhóm với người Nhật, tôi học được các keyword, học được các tip và biết được những đoạn quan trọng. Điều đó là cách học không chính thống, nhưng tại sao phải học chính thống, tôi cần tồn tại trước khi nghĩ tới cái sĩ diện, cái tôi. Vượt qua được những trở ngại ban đầu, tôi nhận thấy khả năng flexible của mình tăng lên đáng kể, lớn nhất là tư duy dám chấp nhận và dám thay đổi bất cứ khi nào”.

 

Nhật Bản là đất nước đông người ngoại quốc nhưng họ chỉ coi trọng quốc ngữ. Vậy nên mọi giao tiếp đều được sử dụng tiếng Nhật, rất ít dùng tiếng Anh. Ngay những công việc lao động phổ thông ở Nhật cũng yêu cầu phải biết tiếng Nhật. Ở Nhật không ai bỏ tiền ra thuê một người hoàn toàn không biết tiếng để làm việc cho họ cả, họ chỉ trả số tiền lương theo giờ, các bạn phải làm việc quần quật cả ngày mới mong nhận được đồng lương cao. Vì vậy, du học sinh sang Nhật cần có vốn kiến thức tiếng Nhật tốt - đó là hành trang duy nhất giúp các bạn có thể sống và học tập tốt tại đây.

 
Du học sinh cần kiên trì và nghị lực cao, để thu hoạch được “quả ngọt”
Du học sinh cần kiên trì và nghị lực cao, để thu hoạch được “quả ngọt”
 

5. Du học Nhật – Cần “chọn mặt gửi vàng”

 

Du học Nhật rất đắt đỏ, tiềm ẩn nhiều rủi ro, vô vàn những khó khăn trong cuộc sống, mưu sinh để tồn tại nhưng “quả” thu hoạch được lại ngọt ngào và xứng đáng vô cùng, cái người trẻ cần là sự kiên trì và nghị lực cao. Không phải ai cũng may mắn “săn” được học bổng hay gia đình có đủ khả năng chu cấp hoàn toàn về mặt tài chính cho cuộc sống du học nhiều năm tại đất nước mặt trời mọc.

 

Hiện nay nhiều đơn vị, trung tâm xây dựng gói dịch vụ Du học vừa học vừa làm. Thực chất nó vẫn là 1 kiểu của Du học tự túc, bạn vẫn cần sự hỗ trợ kinh tế ban đầu của gia đình. Một tương lai mầu hồng được vẽ ra, tuy nhiên sang đến Nhật nhiều du học sinh bị bỏ rơi với thiếu thốn, khó khăn chồng chất. Tất cả xuất phát từ việc thiếu tìm hiểu thông tin du học kỹ lưỡng, từ sự cả tin vào những lời hứa không bảo đảm của một số công ty môi giới du học tại Việt Nam…

 

Để giảm thiểu những rủi ro, tránh bị bỏ rơi khi sang đến nước Nhật, nhằm cung cấp thông tin về tuyển sinh ĐH, CĐ, các trường liên kết Quốc tế và Du học các nước; cũng như tư vấn hướng nghiệp cho các em chuẩn bị tốt nghiệp THPT và cả các bạn sinh viên. Ngày 15/3/2015, “Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp” được tổ chức tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Trong đó địa điểm tổ chức tại Hà Nội là: Trường ĐH Bách Khoa – Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

 

Là một đơn vị đồng hành cùng “Ngày hội tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp 2015”, Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà cũng sẽ mang đến cho các em học sinh sinh viên những thông tin tư vấn hữu ích về Du học các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…Và đặc biệt là chúng tôi sẽ dành cho các em những phần quà thú vị.

 

Đăng ký tìm hiểu thông tin: http://goo.gl/i0UOVy

 

THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ :

 

Phòng Tuyển Sinh – Trung Tâm số 2 – Công Ty cổ phần SIMCO Sông Đà

 

Địa chỉ : Ô 9 , Liền Kề 2, Tiểu Khu Đô Thị mới Vạn Phúc, Vạn Phúc, Hà Đông, HN.

 

Điện thoại: (04) 6128 1026 - Hotline: 0916 32 52 55

 

Email: cskh.simcosongda2@gmail.com

 

Website: www.duhocsimco.edu.vn