Sức sống của dòng nhạc Cách mạng trong thời đại số

Trong làn sóng phát triển mạnh mẽ của nhạc Pop, Rock và Hiphop kèm theo những hình ảnh nóng bỏng, các ca khúc Cách mạng dường như có phần “lép vế”. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là sức sống và sự hấp dẫn của dòng nhạc đỏ đang “đuối dần”.

Nhạc đỏ gắn liền với một thời kỳ lịch sử của đất nước. Đó là những giai điệu mạnh mẽ của đoàn quân ra trận, là cảm xúc lưu luyến nhớ nhung của người ở hậu phương với người đang chiến đấu ngoài mặt trận, là tinh thần chiến đấu và khát khao độc lập, hạnh phúc...

Ca sĩ Lan Anh - một trong những gương mặt trẻ vẫn tích cực với dòng nhạc Cách mạng
Ca sĩ Lan Anh - một trong những gương mặt trẻ vẫn tích cực với dòng nhạc Cách mạng

Đề tài chủ yếu ở các ca khúc cách mạng là tình yêu Tổ quốc. Điều này có thể tìm thấy trong các ca khúc như Việt Nam quê hương tôi (Đỗ Nhuận); Đất nước (Phạm Minh Tuấn); Đường chúng ta đi (Huy Du); Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh (Nguyễn Văn Tý); Hà Nội niềm tin và hi vọng (Phan Nhân)… Hay hình ảnh về cuộc sống trẻ trung của những người trực tiếp cầm súng chiến đấu nơi tiền tuyến được khắc họa sinh động trong các ca khúc như Chiếc gậy Trường Sơn (Phạm Tuyên); Cô gái mở đường (Xuân Giao); Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (Hoàng Hiệp)…

Không chỉ nói về tình yêu quê hương, ca khúc Cách mạng cũng đề cập tới tình yêu đôi lứa nhưng gắn liền với tình yêu đất nước trong những ca khúc như: Tình ca (Hoàng Việt); Những ánh sao đêm (Phan Huỳnh Điểu)… Trong thời kỳ đất nước hòa bình, dòng nhạc đỏ giống như một dòng tài liệu chính thống cùng với các trang sách, hồi ký giúp các thế hệ sau tìm hiểu về các chặng đường lịch sử của đất nước.

Những ca khúc mang đậm hơi thở một thời như Đất nước trọn niềm vui (Hoàng Hà); Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên); Mùa Xuân trên thành phố Hồ Chí Minh (Xuân Hồng); Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao)... vẫn vang lên trong những sự kiện lớn đương đại của dân tộc.

Tại các cuộc thi ca hát, hội diễn văn nghệ, từ chuyên tới không chuyên như “Tuổi 20 hát” hay “Sao mai” với dòng nhạc chính thống, những ca khúc Cách mạng vẫn được các bạn trẻ lựa chọn để thể hiện. Trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội, những khán giả yêu mến dòng nhạc đỏ vẫn ra sức kêu gọi sự quan tâm và chia sẻ của các khán trẻ. Trong những đêm giao lưu của sinh viên tình nguyện, các ca khúc Cách mạng vang lên như một lời khẳng định sự gắn kết giữa các thành viên, góp phần định hướng lối sống lành mạnh cho giới trẻ.

Tuy nhiên, với sự du nhập của văn hóa phương Tây, sự thay đổi trong nhận thức của các bạn trẻ, những ca khúc Pop, Rock hay những vũ đạo cá tính Hip Hop đang có sức hút mạnh mẽ với thế hệ 9X. Nhạc đỏ hay còn gọi là nhạc Cách mạng dường như chỉ còn sức sống với lớp khán giả trên 50 tuổi, như một cách để họ hoài niệm về quá khứ, về một thời họ đã từng được sống và chứng kiến.

Anh Thơ và Trọng Tấn thể hiện thành công những ca khúc Cách mạng
Anh Thơ và Trọng Tấn thể hiện thành công những ca khúc Cách mạng

Dễ dàng nhận thấy, tình trạng thống trị của những ca khúc thị trường với lời lẽ có phần sáo rỗng về tình yêu đôi lứa kèm theo những động tác vũ đạo gợi cảm không ăn nhập với ca khúc đang là một vấn để xã hội nhức nhối. Trong xã hội hiện đại, khi đồng tiền và danh vọng có sức hút mạnh mẽ, các ca sĩ trẻ dường như luôn lựa chọn những thứ đại trà, dễ nghe và dễ nhớ một cách nhàm chán để ca hát. Đó cũng là một trong những lý do khiến nhạc đỏ tưởng như không còn phổ biển trong thời đại ngày nay.

Ca sĩ Lan Anh là một trong những gương mặt nghệ sĩ trẻ hiếm hoi còn lựa chọn những ca khúc Cách mạng để thực hiện album. Cô tâm sự, dù không sinh ra trong gian đoạn lịch sử nhưng khi thể hiện các ca khúc Cách mạng, cô như cảm nhận được tinh thần, không khí về giai đoạn lịch sử của đất nước. Được hát những ca khúc nhạc đỏ với cô như một lời tri ân dành cho những thế hệ đi trước đã ngã xuống vì độc lập, hòa bình cho thế hiện hiện tại.

Cô ca sĩ trẻ kể lại rằng, ngay từ khi còn là một cô bé, cô đã được mẹ hát và cho nghe những ca khúc Cách mạng. Chính bởi vậy, nhạc đỏ đã ngấm vào máu của cô một cách tự nhiên. Lan Anh đã có rất nhiều sản phẩm âm nhạc Cách mạng và mới nhất là album Tình ca cho anh. Là một trong những gương mặt tiêu biểu cho lớp thế hệ ca sĩ trẻ, cô tin rằng, dòng nhạc Cách mạng sẽ sống mãi bởi không chỉ có giá trị âm nhạc mà những giai điệu hào hùng đó còn có giá trị tinh thần mạnh mẽ.

Trọng Tấn, Anh Thơ cũng là những nghệ sĩ duy trì thành công sức sống mãnh liệt của dòng nhạc Cách mạng. Một nữ ca sĩ thuộc thế hệ 8X như Thái Thùy Linh cũng hài lòng với album Bộ đội của cô, một album pha trộn giữa những ca khúc Cách mạng với hơi thở hiện đại.

Và giờ đây, những khán giả yêu mến các ca khúc cách mạng có thể tải các bài hát này làm nhạc chờ bằng cách truy cập website http://funring.vn của MobiFone. Đặc biệt, từ nay đến 15/12, khi tải nhạc chờ Funring trên trang nghe nhạc Zing MP3, thuê bao MobiFone sẽ có cơ hội trúng các giải thưởng lên đến 50 triệu đồng.