Sao và “chiến thuật” sử dụng scandal

(Dân trí) - Có một thực tế rất rõ ràng rằng làng showbiz Việt đang đầy rẫy những scandal, “vụ” này chưa chìm thì “vụ” khác lại “nở rộ”. Độc giả no nê scandal tới mức họ dần thờ ơ và hồ nghi với scandal.

Có một thực tế rất rõ ràng rằng làng giải trí Việt đang đầy rẫy những scandal, “vụ” này chưa chìm, thì “vụ” khác lại “nở rộ”. Độc giả no nê scandal tới mức họ dần thờ ơ với scandal và bất kỳ một “vụ án” nào xảy ra đều được đặt câu hỏi: “Liệu đây có phải là một sự cố tình?”

Ngày nay, vi mt s người t scandal đang dn mt rời xa ý nghĩa nguyên bản của nó là “một việc xấu xa” (theo từ điển) mà nó được sử dụng như là một công cụ để “đi tắt” trong việc quảng bá bản thân.

Việc sử dụng scandal như một “phương tiện” quen thuộc trong làng giải trí Việt tới nỗi công chúng dường như cảm thấy không còn bị sốc mỗi khi một scandal mới được tung ra. Thay vào đó, công chúng quan tâm tới nó đa phần vì sự tò mò, muốn biết người ta sẽ “diễn trò gì mới”? Còn người sử dụng scandal thì coi đó như một trong những “chiến lược” PR bản thân rất bình thường và (phần nào) hiệu quả.

Sao và “chiến thuật” sử dụng scandal - 1
Kiều Trinh trong clip của mình

Do vậy, scandal được dịp nở rộ như “nấm mọc sau mưa” và hệ quả là nó tạo nên sự hồ nghi cho công chúng, bởi mỗi khi có một scandal nào xảy ra, câu hỏi đầu tiên được đặt ra luôn là: Liệu đây có phải là một sự cố tình? Và câu trả lời là: Không thể phủ nhận một thực tế rằng không phải scandal nào cũng là do “vô tình” mà phần lớn những scandal hiện nay đều được tạo ra có mục đích rất rõ ràng.

Hẳn công chúng chưa thể quên được một scandal hãi hùng với videoclip “Trinh ơi, đừng sợ” của diễn viên Kiều Trinh. Dù Kiều Trinh đã thanh minh là cô chỉ gửi bản thu âm cho bạn bè "cho vui", phần hình ảnh do fan ghép vào nhưng dư luận vẫn bị sốc. Kết quả, Kiều Trinh đã tạo nên một chấn động trên các phương tiện truyền thông và rõ ràng cái tên cô được biết đến nhiều hơn. Sau sự vụ này, Kiều Trinh đã có một biệt danh mới - “hotgirl lỡ thì”!
 
Không chỉ bản thân một nghệ sĩ mà hiện tại khá nhiều công ty truyền thông, tổ chức sự kiện cũng sử dụng “chiến thuật” scandal một cách mạnh mẽ và đầy hiệu quả. Không ngẫu nhiên mà ngày nay, bất kỳ một cuộc thi nào cũng ít nhiều xảy ra “sự cố”. Thậm chí, nhiều khán giả vẫn cho rằng một phần thành công của cuộc thi Vietnam Idol năm nay ở những vòng cuối là nhờ một loạt những scandal liên tiếp của nó.

Nhiều phóng viên đã từng được thành viên BTC một cuộc thi âm nhạc “nhờ” viết sao cho có “vấn đề” và sẵn sàng cung cấp mọi thông tin xung quanh “vấn đề” gây tranh cãi đó. Mục đích cuối cùng thì ai cũng biết: càng gây tranh cãi, càng có “vấn đề” thì mức độ quan tâm của khán giả tới cuộc thi càng lớn.

Điều đó càng trở nên dễ hiểu hơn với việc một nhân viên của một công ty tổ chức sự kiện trong một buổi “trà dư tửu hậu” đã không ngần ngại đắc chí với cánh phóng viên khi nói về “cuộc chiến” của một bloger nổi tiếng với một thí sinh trong cuộc thi. “Càng ồn ào, càng ầm ĩ càng tốt, tự nhiên được PR không công, đỡ tốn công tốn sức.”

Sao và “chiến thuật” sử dụng scandal - 2
Người đẹp Ngọc Trinh

Dĩ nhiên, nhờ đó mà các sự kiện được quảng bá ầm ĩ và nhận được sự quan tâm nhờ scandal, còn công chúng thì mất dần niềm tin và luôn đặt mình vào tình thế “cảnh giác” và luôn đặt ra câu hỏi: “Liệu scandal đó có phải là một sự sắp đặt?”

Thế nên mới có chuyện, bài trả lời phỏng vấn rất “thật tình” của người đẹp Ngọc Trinh gầy đây khiến rất nhiều đọc giả phản ứng dữ dội. Ngọc Trinh từng chia sẻ, cô tâm sự rất chân thành và không muốn tạo ra sự cố với bài phỏng vấn đó nhưng cuối cùng thì Trinh vẫn rơi vào tình thế khốn khổ và nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi. Thậm chí có hẳn một bài báo đặt câu hỏi: “Liệu bài trả lời của Ngọc Trinh có phải là một bước “đẩy” của ông trùm Vũ Khắc Tiệp trước khi Ngọc Trinh đi thi Hoa hậu Việt nam Quốc tế hay không?”

Scandal còn có một nghĩa khác là “việc làm xúc phạm tới công chúng” ở nghĩa này thì nó đúng với mọi trường hợp. Nếu đó là một việc vô tình, ý nghĩa “xúc phạm tới công chúng” có lẽ nhẹ nhàng hơn vì dù sao người tạo nên scandal ở vào trường hợp khách quan. Còn ở trường hợp cố tình, thì sự lừa dối, coi thường khán giả là hết sức rõ ràng.

Tiếc rằng nhiều “nghệ sĩ” bây giờ có thể không giỏi trong sáng tạo nghệ thuật nhưng lại hết sức xuất sắc trong việc tạo nên những scandal. Điều đó lấy dần đi niềm tin của công chúng và trên một khía cạnh nào đó còn là một sự lừa dối.

Phan Anh