"Khoa học máy tính và CNTT" ngành học có sức hút lớn tại Mỹ và Canada

Khác với Việt Nam, các hãng công nghệ lớn tại nước ngoài như Mỹ, Canada... thường tuyển dụng các sinh viên Châu Á để làm việc trong ngành Khoa học máy tính và CNTT, mà đơn cử là các sinh viên Ấn Độ.Sinh viên các nước Châu Á được đánh giá là thông minh, khả năng tự học cao, tư duy nhạy bén và đặc biệt là rất trung thành.

“Khoa học máy tính và CNTT”, hiểu sao cho đúng?

"Khoa học máy tính và CNTT" ngành học có sức hút lớn tại Mỹ và Canada - 1

Ngành Khoa học máy tính là một trong những ngành học quan trọng tại các trường đại học đào tạo về CNTT, Khoa học máy tính là ngành học dành cho những cá nhân đam mê lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về CNTT.Với ngành Khoa học máy tính, sinh viên sẽ được trang bị một nền tảng kiến thức rộng lớn và sâu bao gồm cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng. Ngoài ra sinh viên có thể lựa chọn các lĩnh vực chuyên sâu trong chuyên ngành Khoa học máy tính để nghiên cứu chuyên sâu như hệ chuyên gia, tương tác người-máy và ứng dụng trong các môi trường như hệ đa phương tiện; xử lý hình ảnh, âm thanh.

Công nghệ thông tin (CNTT) thì đơn giản hơn, đây là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin, đặc biệt hấp dẫn những ai đam mê công nghệ và mong muốn được tiếp cận sớm nhất với những thành tựu công nghệ tiên tiến.

Ở Việt Nam, còn có rất nhiều phụ huynh và sinh viên không phân biệt được sự khác nhau giữa 2 ngành này và coi đó là một, điều này không đúng. Nói một cách đơn giản, “Khoa học máy tính” là lĩnh vực chuyên về nghiên cứu và phát triển hệ thống máy tính. Còn “CNTT” là ngành học chuyên sử dụng và ứng dụng những công nghệ đó vào thực tế cuộc sống.

Các nước phát triển sử dụng rất nhiều nhân lực trong ngành “Khoa học máy tính”:

Do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành chuyên về sản xuất được chuyển dời sang các nước đang phát triển. Các nước phát triển sẽ tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của con người. Tại các nước phát triển, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực Khoa học máy tính và CNTT đang được tuyển dụng rất nhiều, nhất là nhân lực làm việc trong ngành Khoa học máy tính, những nhân sự này sẽ đảm nhận các vị trí nghiên cứu và phát triển hệ thống mới, nâng cấp Công nghệ cũ. Đây được xem là lực lượng lòng cốt trong sự phát triển của các hãng Công nghệ.

Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ CNTT thế giới?

"Khoa học máy tính và CNTT" ngành học có sức hút lớn tại Mỹ và Canada - 2

Trước đây, CNTT đã từng là ngành dẫn đầu trong các kỳ tuyển sinh ở các trường Đại Học. Nhưng ngày nay, CNTT lại được gắn mác là “thất nghiệp”. Theo ý kiến từ các nhà tuyển dụng trong ngành CNTT tại VN, thực ra nhu cầu việc làm cho ngành CNTT không hề giảm mà lại có chiều hướng tăng, do sự phát triển về Công nghệ, các công ty nước ngoài thường gửi các dự án sang các nước đang phát triển gia công phần mềm, trong đó có Việt Nam, nhưng do trình độ các sinh viên CNTT Việt Nam mới ra trường quá yếu, phải mất thời gian đào tạo mà chưa chắc đã làm được việc, trong khi trình độ Tiếng Anh yếu là trở ngại lớn nhất khi làm việc trong ngành, khả năng làm việc nhóm yếu, chịu được áp lực kém, tự phụ là một trong vô vàn khuyết điểm. Do vậy, nhân lực CNTT ở Việt Nam được nhận định là “Cung dư nhưng không đủ Cầu (yêu cầu)” là vậy.

Ở VN hiện nay chỉ mới sử dụng nhân lực trong ngành CNTT là chủ yếu, chứ chưa hề sử dụng nhân lực cho ngành Khoa học máy tính, vì thế nếu đem ngành CNTT tại VN so sánh với toàn thế giới thì còn quá khập khiễng.

Nhu cầu tuyển dụng ngành “Khoa học máy tính và CNTT” tại các nước phát triển:

Để minh chứng cho điều này, không gì chắc chắn hơn là những báo cáo về sự phát triển và nhu cầu tuyển dụng của ngành “Khoa học máy tính và CNTT” tại Mỹ. Quốc gia này có sự phát triển vượt bậc về Công nghệ so với phần còn lại của thế giới. Đây cũng là nơi trú ngụ và ra đời của tất cả các tập đoàn công nghệ lớn nhất trên thế giới như Apple, Google, Microsoft, Facebook, Amazon, Yahoo,...

Ảnh: GeekWire.
Ảnh: GeekWire.

Khi được hỏi về nhu cầu tuyển dụng việc làm cho các Lập trình viên máy tính sau khi tốt nghiệp, ngài Partovi “Nhà đồng sáng lập tổ chức phát triển khoa học máy tính Code.org” đã chia sẻ hình ảnh trên. Không cần phải bình luận gì thêm, các con số đã cho thấy một sự thật đáng kinh ngạc. Bộ Lao Động Hoa Kỳ (The Bureau of Labor Statistics) cũng đưa ra dự đoán sẽ có thêm khoảng 1 triệu việc làm cần tuyển dụng trong ngành Khoa học máy tính và CNTT tại Mỹ cho đến năm 2020.

“Khoa học máy tính” là ngành kiếm được nhiều tiền nhất trên đất Mỹ:

Trong tất cả các chuyên ngành, sinh viên các ngành Khoa học máy tính là những người có mức lương khởi điểm cao nhất (khoảng$66.161 /năm), kế đến là những sinh viên chuyên ngànhKỹ thuật (khoảng $65,000 /năm), Toán học và thống kê ($60,300 /năm), Kinh tế ($58,600 /năm) và Tài chính ($58,000 /năm).Hơn hết, theo thống kê cho thấy, 32% sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến “Khoa học máy tính và CNTT” đều nhận được mức lương khởi điểm trên $75,000 /năm, 13% khác có mức thu nhập khởi điểm khủng trên $100,000 /năm.

Mức lương trung bình của các Cử nhân Khoa học Máy tính và CNTT tại Mỹ như sau:

Nguồn: Payscale.
Nguồn: Payscale.

“Khoa học máy tính và CNTT” tại Canada cũng là một trong những ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao và khan khiếm nhân lực. Vì thế khi chọn Canada học “Khoa học máy tính và CNTT”, sau khi tốt nghiệp làm toàn thời gian trên 1 năm bạn hoàn toàn có cơ hội định cư tại đây.

Sinh viên Việt Nam không hề thua kém sinh viên Ấn Độ về Toán học, chúng ta vẫn có thể thành công trong ngành Khoa học máy tính và CNTT:

Khi ra ngoài thế giới, sinh viên Việt Nam được đánh giá là một trong những sinh viên có nền tảng Toán học vững chắc nhất. Mà toán họclại là nền tảng cho sự ra đời và phát triển của Khoa học máy tính và CNTT. Minh chứng là đã có rất nhiều bạn sinh viên VN thành công trong lĩnh vực Công nghệ tại nước ngoài như Nguyễn Hà Đông, Phạm Quang Vũ, Phạm Thị Thanh Nga, Nguyễn Thành Nhân, Huỳnh Công Thịnh, Nguyễn Đặng Việt Anh,... và còn vô vàng gương mặt trẻ tuổi khác mang quốc tịch Việt Nam đang làm mưa làm gió trong làng Công nghệ thế giới.

Điều này chứng tỏ, sinh viên VN không hề thua kém sinh viên Ấn Độ về mặt Toán Học, cũng như Khoa học máy tính và CNTT. Họ đã thành công và nổi tiếng trong làng Công nghệ thế giới thì người Việt Nam chúng ta cũng có thể. Chỉ là các bạn sinh viên Việt Nam cần định hướng và xác định con đường cho tương lai của mình. Chỉ cần có đủ đam mê, thành công sẽ đến bên bạn thôi.

Trên là những chia sẻ từ Eduviet Global, các bậc phụ huynh và các em bạn học sinh quan tâm đến chương trình du học chuyên ngành “Khoa học máy tính và CNTT” tại Mỹ, Canada và các nước khác, kính mời tham dự buổi hội thảo du học với chủ đề:

"Khoa học máy tính và CNTT" ngành học có sức hút lớn tại Mỹ và Canada

Hội thảo được tổ chức tại hai đầu cầu:

Tại Hà Nội:

- Thời gian: 9:00 – 11:30, thứ 7 ngày 07/11/2015

- Địa điểm: Tòa nhà EduViet Global, 129 Phan Văn Trường, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

- ĐT: (04) 730 86 000 – nhánh 1. Hotline: 0985.701.001

Tại TP. HCM:

- Thời gian: 14:00 – 16:00, thứ 7 ngày 07/11/2015

- Địa điểm: Tầng 2 – Toà nhà số 68B Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q.Phú Nhuận, TP. HCM

- ĐT: (08) 730 86 000 – nhánh 1. Hotline: 0906.99.12.13

ĐĂNG KÝ THAM TỰ TẠI ĐÂY

(Chúng tôi sẽ phản hồi ngay sau khi nhận được đăng ký của bạn)