Giỏi văn sẽ gặp khó khăn hơn khi đi du học Mỹ?

(Dân trí) - Trong các “cửa ải” chinh phục đại học Mỹ, bài luận là một phần đặc biệt quan trọng. Ở Việt Nam, chúng ta thường nghĩ rằng các bạn học giỏi Văn ắt hẳn sẽ vượt qua thử thách này dễ dàng hơn ứng viên khác, tuy nhiên thực tế không phải vậy.

Viết bài luận “tưởng không khó mà khó không tưởng”

“Cuộc đua kì thú đến nước Mỹ trong 1 giờ” là sự kiện trải nghiệm tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam dành cho học sinh có dự định đi du học Mỹ. Được xây dựng với mô tuýp sáng tạo, độc đáo, chương trình thu hút đông đảo sự quan tâm, tham gia của các bạn học sinh và các bậc phụ huynh tại Hà Nội vào cuối tuần vừa qua.


Các thử thách được tiến hành nghiêm túc với sự dẫn dắt của chuyên gia người Mỹ - Luke Bridges.

Các thử thách được tiến hành nghiêm túc với sự dẫn dắt của chuyên gia người Mỹ - Luke Bridges.

Tham gia cuộc đua, các em thí sinh lần lượt trải qua 5 thử thách mô phỏng quá trình apply du học Mỹ gồm: Kiểm tra năng lực tiếng Anh, lên danh sách chọn trường, viết luận, phỏng vấn với nhà trường và phỏng vấn VISA.

Ở mỗi “cửa ải”, thí sinh có thời gian 10 phút để thể hiện. Qua mỗi vòng thi, các em học sinh sẽ tự khám phá ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó nhìn nhận lại và tập trung cho quá trình chuẩn bị hồ sơ du học.

Một trong những lo lắng nhất của các em học sinh và phụ huynh khi chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ nói riêng, các trường quốc tế nói chung chính là viết bài luận.

Để giúp các em nhập cuộc thật sự, chương trình đã đưa ra một số câu hỏi cho phần viết luận như: mô tả bản thân bằng một số tính từ, tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của mình, viết về ước mơ hoặc kể lại một câu chuyện mà em nhớ nhất… Đa số các em học sinh chọn đề mô tả bản thân vì nó dễ làm nhưng ở phần nhận xét, BGK chương trình đưa ra đánh giá chưa cao.


“Viết luận” là phần khiến các em lo lắng nhất.

“Viết luận” là phần khiến các em lo lắng nhất.

Lý giải điều này, anh LEO – giám khảo chương trình (Tốt nghiệp trường ĐH James Cook, Singapore và National Tertiary Education Consortium, New Zealand) cho hay: “Thực tế cho thấy phần viết luận của các em học sinh Việt Nam chưa đạt kết quả cao. Thông thường, các em sẽ chọn những câu hỏi khi đọc qua tưởng chừng dễ nhưng thực chất những câu đó lại không đơn giản. Bởi phải làm thế nào cho phần trả lời khác biệt so với bạn khác và thật ấn tượng thì không phải ai cũng làm được”.


Anh LEO hướng dẫn các bạn học sinh bí quyết viết luận thuyết phục.

Anh LEO hướng dẫn các bạn học sinh bí quyết viết luận thuyết phục.

Để các em học sinh tự đánh giá bản thân, anh LEO chỉ ra những điểm hạn chế mà các em hay mắc phải là khi đọc bài các em, đa số chỉ liệt kê và kể lại những gì mình có hoặc đã trải qua mà không đi sâu vào vấn đề.

“Một điều mà các trường quốc tế muốn biết đó chính là cảm xúc, suy nghĩ và cách nhìn nhận của các em chứ không phải là kĩ năng viết chuyện. Thông qua bài luận, họ sẽ đánh giá được tính cách, quan điểm sống và cả điều đặc biệt ở các em”.

Tham dự cuộc đua có không ít các em học sinh giỏi văn tự tin với khả năng viết của mình nhưng phần đánh giá không được tốt so với các bạn còn lại.

Nói về điều này, anh Luke Bridges - chuyên gia tư vấn du học người Mỹ, từng giành 6 học bổng đại học hàng đầu Mỹ lưu ý: “Ở Việt Nam, chúng ta thường cho rằng những người giỏi Văn là những người viết rất tốt và có thêm chất “nghệ sĩ” bởi vậy nên khi thực hiện phần viết bài luận, các em học sinh giỏi Văn ắt hẳn vượt qua với kết quả đáng mong đợi. Nhưng trên thực tế có khi ngược lại.

Theo chuyên gia này, đôi khi, những em học sinh giỏi văn gặp khó khăn hơn nhiều khi viết bài luận bởi các em tự đưa ra tiêu chí quá cao cho mình mà quên đi giới hạn mình có thể đạt được trong hoàn cảnh hiện tại. Và nghiễm nhiên, các em bị cái mác “giỏi Văn” đè nặng, bị áp lực lớn khi làm phần thi này dẫn đến kết quả không như mong đợi.


Ngọc Thảo (Lớp 11, trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, ĐHQG Hà Nội) là người vô địch“Cuộc đua kì thú tới Mỹ trong 1 giờ”.

Ngọc Thảo (Lớp 11, trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, ĐHQG Hà Nội) là người vô địch“Cuộc đua kì thú tới Mỹ trong 1 giờ”.

Đừng quên chuẩn bị tâm lý

Để hiện thực ước mơ du học Mỹ, bạn trẻ phải nỗ lực hết mình và có sự đầu tư bài bản, nghiêm túc cho việc chuẩn bị hồ sơ. Ngoài 5 bước chuẩn bị hồ sơ kể trên thì các em có rất nhiều thứ khác cần chuẩn bị. Các chuyên gia của “Cuộc đua kì thú tới nước Mỹ” khẳng định, chuẩn bị bị tâm lỳ là khâu quan trọng nhưng lại thường bị bỏ qua.

Là một người Việt, anh LEO tốt nghiệp đại học James Cook University, Singapore năm 20 tuổi với chuyên ngành kép Quản trị Khách sạn và Quản lý Du lịch. Năm 2012, chàng trai Việt nhận học bổng và theo học văn bằng về Quản trị Doanh nghiệp tại trường National Tertiary Education Consortium (Ntec), New Zealand.

Đúc rút từ quá trình du học và sống tại nước ngoài nhiều năm, anh LEO chia sẻ: “Tôi cũng như rất nhiều người du học khác đều mất một khoảng thời gian “bị sốc” dù đã chuẩn bị tâm lí hay chưa. Thích nghi với một môi trường mới hoàn toàn không phải chuyện dễ. Để giúp các em hòa nhập nhanh chóng khi du học, ngay từ quá trình chuẩn bị, học sinh và phụ huynh không nên bỏ qua bước chuẩn bị tâm lí này.

Thêm một lưu ý cần quan tâm chính là cách phụ huynh động viên con em mình. Với một loạt công việc, kế hoạch cần học tập và chuẩn bị, các em rất dễ chán nản hoặc dễ bị kích động. Vậy nên, hãy nhẹ nhàng, lựa thời điểm, hoàn cảnh phù hợp nhất để nói chuyện, khuyên bảo các em và chắc chắn “mưa dần sẽ thấm lâu".

Kết thúc cuộc đua cùng những lời nhận xét thẳng thắn, đánh giá khách quan từ Ban giám khảo, các em học sinh đã tự đúc rút ra những kinh nghiệm quý báu, đồng thời từng bước bắt tay vào quá trình làm hồ sơ với một tâm thế thoải mái và tự tin nhất.

Thu Hiền