Tài xế công nghệ: nên được bảo đảm quyền lợi và huấn luyện chuyên nghiệp hơn

(Dân trí) - Đó là câu trả lời của 72% người dùng theo kết quả khảo sát “Kỳ vọng của Tài xế công nghệ” được công bố vào đầu tháng 10/2019. Bản thân tài xế công nghệ, với 23% cũng muốn được huấn luyện nhiều hơn các kỹ năng để có thể làm tốt công việc.

Những nghịch lý trong thị trường gọi xe

Thị trường gọi xe công nghệ trong năm 2019 được dự báo đạt doanh thu 1,1 triệu USD (Theo báo cáo “Nền kinh tế số Đông Nam Á” năm 2019 của Google, Temasek cùng Bain & Company) và có khả năng đạt 4 tỉ USD vào năm 2025. Theo ước tính từ các hãng công bố, có khoảng 300,000 lao động đang làm việc trong ngành này. Trong đó, chủ yếu là lao động phổ thông, chỉ cần có giấy phép lái xe là có thể trở thành tài xế công nghệ mà không cần phải qua trường lớp đào tạo nghiêm túc và chuyên nghiệp.

Thêm vào đó, ngành kinh tế dịch vụ lên ngôi, khách hàng luôn mong muốn ngành này đạt chuẩn như những ngành dịch vụ khác. Điều này lý giải cho việc hành khách thường xuyên phàn nàn về chất lượng tài xế công nghệ trong thời gian gần đây.

Tài xế công nghệ: nên được bảo đảm quyền lợi và huấn luyện chuyên nghiệp hơn - 1

Ở chiều ngược lại, tài xế luôn cảm thấy thiếu tôn trọng khi hành khách Hủy chuyến mà không phản hồi (27.3%); Thái độ chưa phù hợp (21.9%); Nói chuyện bằng từ ngữ thiếu tôn trọng (20.2%); Yêu cầu tài xế chờ lâu ở điểm đón (20%); Chê bai công việc tài xế công nghệ (10.6%). (Theo kết quả khảo sát “Kỳ vọng TXCN” trên 1000 tài xế công nghệ trên toàn quốc).

Sự thiếu tôn trọng còn lên đến đỉnh điểm khi nhiều khách hàng chỉ đáng tuổi con cháu, nhưng lại dùng những từ ngữ xúc phạm tài xế nặng nề. Nói về lần nản lòng muốn bỏ việc nhất, chú Tiên (tài xế công nghệ ở TP.HCM) kể: “Hẻm nhỏ khó vào, nên tôi gọi điện nhờ khách đi ra đầu đường, tôi chờ. Ai ngờ khách nổi đóa, hết dọa báo cáo lên hãng, chấm 1 sao, lại đến mắng té tát.”.

Tài xế công nghệ: Chưa được pháp luật công nhận

Thu nhập là yếu tố hấp dẫn hàng đầu mang người lao động đến với công việc cầm vô lăng xe công nghệ. Song, sau một thời gian trải nghiệm, nhiều bác tài nhận ra công việc vất vả nhưng lại không được xã hội đánh giá cao bằng nghề “ôsin”. Theo Luật Lao động 2012, Điều 181 quy định rõ chủ nhà phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc. Điều 179-183 thì quy định hợp đồng, tiền lương, bảo hiểm, lương tháng 13, tiền xe về quê… Nhưng, nghề tài xế công nghệ vẫn nằm ngoài “lưới an sinh”, không có một văn bản luật nào bảo vệ.

Trả lời cho câu hỏi “Bạn muốn người khác nhìn nhận như thế nào về công việc của mìnhtrong clip TXCN và Góc nhìn người trong cuộc, một tài xế không ngần ngại bày tỏ nguyện vọng: “Anh muốn xe ôm công nghệ được công nhận chính thức là một nghề”. Đáng bất ngờ, kết quả khảo sát “Kỳ vọng của TXCN” cũng tiết lộ có đến 33% TXCN muốn được công nhận nghề. Lựa chọn gắn bó với nghề tài xế công nghệ, khảo sát cũng chỉ ra, có đến 59,2% tài xế công nghệ muốn có chế độ bảo hiểm tốt

Tài xế công nghệ và góc nhìn người trong cuộc

Không phủ nhận những câu chuyện “con sâu làm rầu nồi canh” về việc ứng xử thiếu tế nhị của một số tài xế với người dùng, các bác tài được hỏi đồng ý rằng, tài xế xe công nghệ cần được đào tạo chuyên nghiệp hơn. Họ sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo bài bản để nâng cao nghiệp vụ lái xe an toàn, kỹ năng giao tiếp chiếm niềm tin khách hàng, thậm chí không ngại học tiếng Anh để phục vụ khách nước ngoài…

Khóa huấn luyện “Tài xế công nghệ chuyên nghiệp” đầu tiên

Để giải quyết nguyện vọng cho cả tài lẫn khách, BE GROUP (đơn vị sở hữu ứng dụng gọi xe be) đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ TBXH) với nhiều hoạt động nhằm chuẩn hóa nghề tài xế công nghệ. Nổi bật là khóa huấn luyện “Tài xế công nghệ chuyên nghiệp” đầu tiên nằm trong khuôn khổ cuộc thi Tay Lái Vàng.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, hiện có nhiều trung tâm sát hạch, đào tạo kiến thức kỹ năng cấp chứng chỉ đào tạo lái xe (gồm tự học để lái và kinh doanh). Theo ông, sự khác biệt của lái xe công nghệ là phải đào tạo, bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ lái xe; đào tạo kiến thức kỹ năng mềm về công tác quản lý, ứng xử, giao tiếp khi làm việc.

Khóa huấn luyện “TXCN chuyên nghiệp” được các giảng viên uy tín từ Học viện Quản lý Giáo dục, Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đứng lớp và được Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp tư vấn, tham mưu các học phần đào tạo. Các tài xế sẽ được truyền dạy các kỹ năng: lái xe đúng luật và an toàn, xử lý tình huống giao thông nâng cao, kỹ năng kiểm soát căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, dịch vụ khách hàng, …

Tài xế công nghệ: nên được bảo đảm quyền lợi và huấn luyện chuyên nghiệp hơn - 2
Tài xế công nghệ: nên được bảo đảm quyền lợi và huấn luyện chuyên nghiệp hơn

Các tài xế hoàn thành sẽ được cấp chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện “Tài xế Công nghệ Chuyên nghiệp” và truyền đạt cho các bác tài khác để không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ. Với chứng nhận này, họ có thể tự tin hành nghề, xóa bỏ dần rào cản tâm lý lái xe ứng dụng mà nhiều người nhìn nhận về công việc này.

Đây cũng là xu hướng phù hợp với tình hình hiện nay khi mới đây nhất, trong báo cáo gửi lên Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ bổ sung một số quy định để đảm bảo công bằng giữa xe taxi truyền thống và xe ứng dụng hợp đồng điện tử, trong đó có việc các lái xe taxi công nghệ cũng phải tham gia các lớp tập huấn về nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông.

Dựa trên mô hình của “be”, các nhà quản lý khi thấy rõ hiệu quả và lợi ích cho người lao động, sẽ có cơ sở thực tế để cụ thể hóa lại bằng luật và áp dụng cho các doanh nghiệp gọi xe khác trên thị trường.

Trước đó, “be” cũng là ứng dụng gọi xe đầu tiên ở Việt Nam cung cấp các gói bảo hiểm và thăm khám sức khỏe định kỳ cho tài xế. Các tài xế đạt đủ điều kiện sẽ được hưởng 3 gói bảo hiểm trị giá khoảng 350 triệu đồng, bao gồm: Bảo hiểm tai nạn giao thông toàn diện, Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, và Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo.

Với mục tiêu hướng tới công nhận tài xế công nghệ là một nghề, “be” phối hợp cùng Bộ LĐ TBXH (Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp) tổ chức cuộc thi “Tay lái vàng” nhằm tìm kiếm, đào tạo và tôn vinh người tài xế.

Cuộc thi gồm 4 vòng thi:

Vòng 1: Đề pa (thi kiến thực online);

Vòng 2: Tăng ga (Khóa huấn luyện tài xế công nghệ chuyên nghiệp trên toàn quốc);

Vòng 3: Tiến xa (50 tài xế xuất sắc nhất thi đua bằng bình chọn từ khách hàng;

Vòng 4: Về đích (Thử thách tình huống từ khách hàng bí ẩn).

N.B