DMagazine

Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm

(Dân trí) - Mới đây, đoạn clip ghi lại vụ việc cụ bà bị chó dữ tấn công kinh hoàng tại Long Biên, Hà Nội khiến nhiều người giật mình sợ hãi. Đã đến lúc bất cứ ai cũng nên trang bị cho mình kiến thức đề phòng và thoát hiểm an toàn khi bị loại động vật này tấn công.

Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm 

Mới đây, đoạn clip ghi lại vụ việc cụ bà bị chó dữ tấn công kinh hoàng tại Long Biên, Hà Nội khiến nhiều người giật mình sợ hãi. Đã đến lúc bất cứ ai cũng nên trang bị cho mình kiến thức đề phòng và thoát hiểm an toàn khi bị loài động vật này tấn công.

Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 1

Hàng loạt vụ chó tấn công người nghiêm trọng xảy ra

Gần đây nhất, vào ngày 21/7, cụ bà Nguyễn Thị Dương (sống tại ngõ 274/7 đường Phú Viên, phường Bồ Đề,  quận Long Biên, Hà Nội) bị một con chó thuộc dòng Béc giê Bỉ tấn công dữ dội. Bà Nguyễn Thị Dương đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu trong tình trạng hoảng loạn, sợ hãi với những vết rách kéo dài 10 cm trên đùi, phải khâu 30 mũi. Sau khi tỉnh lại, bà cho biết bản thân hoàn toàn bất lực, không thể chống cự với con chó, chỉ biết kêu lên báo hiệu. Tuy nhiên, ngay cả khi mọi người chạy đến cũng không ai biết cách ngăn cản, giải cứu đúng cách.

Trước đó chỉ một ngày, vào 20/7, trong lúc đang chơi một mình trong bếp, cháu bé 20 tháng tuổi ở Thái Nguyên bất ngờ bị chó nhà tấn công, rách nghiêm trọng vùng đầu, mặt, mất nhiều máu. Cháu nhập viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương ở vùng cổ chân, mặt, gãy xương chính mũi.

Hồi tháng 4/2019, một cháu bé 7 tuổi tử vong sau khi bị đàn chó tấn công tại Kim Động (Hưng Yên). Đây là đàn chó của chủ nhà trọ nơi cháu và cha mẹ sinh sống.

Số lượng các vụ chó tấn công người ngày càng gia tăng, mức độ nghiêm trọng khó lường trước, tuy nhiên không nhiều người nắm được kiến thức phòng tránh, thoát hiểm khi gặp chó dữ.

Phóng viên báo Dân trí đã có cuộc gặp gỡ với những chuyên gia huấn luyện chó lâu năm để tìm hiểu về nguyên nhân khiến chó tấn công người, những cách thoát hiểm cần biết.

1. Các lí do khiến chó tấn công người:

Theo thiếu tá Hà Xuân Hoàng - Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ PDS, loài chó sẽ trở nên hung dữ, xông đến tấn công người trong những trường hợp như: phát hiện đối tượng lạ vào khu vực mà chó coi là lãnh thổ của nó; tiếp cận chó, trêu chọc khi chúng đang bị xích hoặc đang trong cũi; tranh đồ chơi của chó; kích thích, trêu chọc chó đang nuôi con; tấn công chủ và người nhà chủ chó. Loại động vật này rất dễ tấn công những người ăn mặc quần áo tối màu, luộm thuộm giống kẻ ăn trộm, ăn xin...

Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 2

2. Các dấu hiệu chó tấn công

Chúng ta nên nhận biết những dấu hiệu sau của chó để nhanh chóng tìm cách thoát thân. Dấu hiệu của chó tấn công bao gồm:gầm gừ nhe nanh, lông gáy và sống lưng dựng đứng; đuôi quặp sát bụng, mắt lấm lét hoặc long sòng sọc, đầu cúi gằm thủ thế, hoặc tư thế săn mồi, tai quặp về phía sau, thân hình chó căng cứng, thẳng và cứng nhắc. 

Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 3

3. Cách xử lý khi bị chó tấn công

Trong trường hợp bị chó tấn công, bạn cần hết sức lưu ý: hãy bảo vệ mặt, bộ hạ, cổ họng - những vị trí hết sức nhạy cảm trên cơ thể.

Các huấn luyện viên chó nghiệp vụ lâu năm đưa lời khuyên: người dân nên coi tất cả các con chó là mối đe doạ. Nếu cảm thấy con chó nào có vẻ nguy hiểm thì tốt nhất nên tránh xa. Khi tiếp xúc với chó, nhất là chó lạ phải hết sức bình tĩnh, và tránh có hành động gây kích động chó như nhìn vào mắt chó, bỏ chạy, giơ tay...

Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 4
Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 5
Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 6

Cách xử lý khi bị chó tấn công với các vật dụng sẵn có trên người: như mũ, giày dép, túi xách, chai nước... Nếu có các vật dụng như trên, bạn ném mạnh về phía con chó để đánh lạc hướng sự tập trung. Đồng thời lùi nhẹ nhàng về phía sau, tuyệt đối không chạy sẽ khiến chó kích động, tấn công dữ hơn. 

Những điều cần biết khi gặp nguy hiểm với loài chó
Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 7
Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 8

Khi trên người có khoác ba lô, hãy sử dụng ba lô ra như một lá chắn cho chó cắn vào và dần dần lùi về phía sau, tìm cách thoát khỏi con chó đó, hoặc chờ người đến hỗ trợ.

Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 9

Nếu phát hiện người đang bị chó tấn công bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để giúp nạn nhân thoát nạn: Đổ mạnh một chậu, xô nước vào thẳng mặt con chó, chó bị lạnh đột ngột sẽ ngay lập tức nhả nạn nhân.

Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 10
Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 11

Nếu xung quanh tìm được que, gậy, chổi... thì sử dụng chúng đánh quét về phía chân chó, hoặc đánh vào khu vực mũi của chó.

Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 12
Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 13
Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 14

Nếu là thanh niên có sức khỏe, nhanh nhạy, bạn dùng thắt lưng, dây kéo căng, lợi dụng lúc chó tập trung tấn công để siết cổ chó, kéo về phía sau.

Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 15
Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 16
Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 17
Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 18

Nếu bị chó tấn công áp sát nhưng không có các vật dụng hỗ trợ, bạn dùng ngón cái đâm thẳng vào mắt con chó; dùng nắm đấm, đấm vào tai chó - đây là những điểm nhạy cảm của động vật này.

Cánh tay và bắp chân là những điểm ít nguy hiểm hơn nên trong trường hợp bất khả kháng, bạn nên chấp nhận để chó tấn công vào 2 bộ phận này. Sau đó bình tĩnh nhấc cánh tay bị cắn lên cao, giảm độ giật của chó, đồng thời đá dứt khoát vào bụng, bộ phận sinh dục của chó. Đây là những vị trí nhạy cảm có thể khiến chó bị đau, nhanh chóng nhả bạn ra.

Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 19

Khi có gậy, chổi hãy đánh mạnh vào điểm nhạy cảm là phần mũi của chó.

Sau hàng loạt vụ chó tấn công kinh hoàng: Những kinh nghiệm sống còn để thoát hiểm - 20

Sau khi bị chó tấn công, bước đầu tiên chúng ta phải nhẹ nhàng rửa sạch vết thương bằng nước ấm và xà phòng. Tiếp theo là sát trùng, băng bó cầm máu và đưa đến nơi y tế gần nhất.

Bạn nên nhớ phải tiêm phòng uốn ván, dùng kháng sinh chống nhiễm trùng đồng thời báo cho chính quyền địa phương để kiểm tra con chó đã tiêm phòng chưa để tiêm phong dại, làm các thủ tục về pháp luật với chủ chó nếu cần thiết, có biện pháp ngăn chặn con chó tiếp tục tấn công người khác.

Toàn Vũ