Nếp Sáp- nguyên liệu được tìm kiếm trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ

(Dân trí) - Người dân Việt vẫn coi trọng ngày Tết Đoan Ngọ, dân gian quan niệm rằng đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái nên sẽ làm một mâm lễ vô cùng trịnh trọng dâng cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Tết Đoan dương, đây là ngày có thời điểm khí dương thịnh nhất trong năm, với thời gian Mặt trời chiếu sáng dài nhất. Đã từ lâu, vào ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều tục lệ gắn kết với đời sống và quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm đã trở thành ngày Tết truyền thống của người Việt Nam.

Người Việt cũng lưu truyền nhiều truyền thuyết khác nhau về Tết Đoan Ngọ. Đầu tháng 5 là kết thúc vụ lúa chiêm, bước vào đầu vụ mùa. Đây là giai đoạn bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ. Thời điểm này sâu bọ phát triển nhiều khiến người dân lo lắng. Và họ đã được một ông lão hướng dẫn lập đàn cúng đơn giản gồm bánh tro, trái cây. Nhân dân làm theo, lập tức sâu bọ được tiêu diệt. Để tưởng nhớ sự việc, dân chúng đặc cho ngày này “Tết diệt sâu bọ” có người gọi là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giờ Ngọ.

Đặc trưng của Tết Đoan Ngọ Việt Nam là hướng về cội nguồn, về cộng đồng. Những ngày này, trên mâm cỗ người Việt thường sẽ có cơm canh, bánh trái, chè xôi, trà rượu dâng cúng ông bà tổ tiên, thổ thần, đất đai viên trạch để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, cây lành trái ngọt, nhà nhà yên vui..

Tết Đoan Ngọ cúng gì không được quy định rõ vì tùy theo từng vùng miền sẽ có những cách dâng cúng khác nhau, tuy nhiên thường trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của người Việt sẽ gồm các loại trái cây như vải, mận (2 loại quả không thể thiếu); rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro, bánh âm)....

Nếp Sáp- nguyên liệu được tìm kiếm trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ - 1

Tùy từng vùng miền, đồ cúng tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác biệt đôi chút. Nếu như miền Bắc có bánh gio trong mâm cúng thì người miền Nam lại có bánh ú, miền Trung lại không thể thiếu thịt vịt. Bánh gio là một loại bánh được làm từ gạo nếp đã ngâm trong nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối hoặc lá dong.

Đặc biệt, cơm rượu nếp hoa vàng, cơm rượu nếp cẩm là món không thể thiếu trong mâm cúng ngày này. Trong quan niệm của người Việt Nam xưa, Tết Đoan Ngọ là Tết diệt sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt loại có hại cho cây trồng. Trước những ngày này, người dân thường tìm những loại nếp ngon, mới và đặc biệt nhất để nấu thành xôi hoặc làm bánh dâng cúng lên tổ tiên.

Trong nền văn minh lúa nước sông Hồng như ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ của nước ta, nếp là thứ gạo chỉ dùng để nấu xôi, làm bánh trong những dịp lễ Tết, dịp có việc quan trọng của gia đình (ma chay, cưới xin, giỗ chạp), việc quan trọng của làng, xã …

Nếp Sáp- nguyên liệu được tìm kiếm trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ - 2

Tại miền Nam thì nếp Sáp là một loại nếp đặc sản của vùng Đồng Tháp Mười được phân phối bởi công ty Gạo Vinh Hiển cũng là nguyên liệu nếp được nhiều người dân lựa chọn để làm thành bánh hoặc nấu xôi . Với đặc tính hương vị tự nhiên, thơm nhiều, dẻo dính, rất phù hợp để nấu xôi, hay những món bánh đặc sản,… Nếp sáp là loại nếp thông dụng nhất tại đây và là loại nếp được được mọi người sử dụng để nấu xôi trong những ngày lễ, cúng, những dịp đặc biệt như Tết Đoan Ngọ này. Bột nếp sáp cũng được dùng để làm các món bánh như bánh nếp, bánh giầy, bánh rán, bánh trôi, bánh gai, bánh cốm…

Theo ông Huỳnh Thế Vinh – Công ty TNHH Vinh Hiển Farm thì – trong những ngày đầu tháng 5 âm lịch này, số lượng nếp Sáp vùng Đồng Tháp Mười được tiêu thụ rất nhiều ở cả các kênh đại lý và kênh online. Đa phần mua để làm bánh hoặc nấu xôi dâng cúng tổ tiên cho sự kiện ngày 5/5 sắp tới. “Điều này chứng tỏ Tết Đoan Ngọ vẫn chưa bị mai một nhiều trong người Việt”.

Việc giữ gìn giữ những phong tục văn hóa hướng về tổ tiên, gia đình, giáo dục lòng biết ơn, thể hiện lối sống trọng tình cảm của người Việt Nam như trong dịp Tết này cũng thực sự là một điều cần thiết.

Nếp Sáp- nguyên liệu được tìm kiếm trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ - 3

Gạo Vinh Hiển là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo tại tỉnh Tiền Giang, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long trù phú. Các sản phẩm mới của Gạo Vinh Hiển liên tục được cập nhật trên website.

Các sản phẩm gạo Vinh Hiển được phân phối tại hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh, Tiki, Shopee, Sendo và hệ thống đại lý liên kết của Vinh Hiển trên khắp địa bàn TP.HCM và các tỉnh thành.

Văn phòng đại diện: Số 44, đường 41, phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM.

Hotline: 028.66599927.

Trường Thịnh