Dị ứng đạm sữa bò, mẹ đừng chủ quan

Trên thực tế, sữa bò lại là thành phần chính trong hầu hết các loại sữa bột công thức hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ nhất định trẻ bị dị ứng đạm sữa bò. Vậy cha mẹ sẽ phải làm gì khi đó?

Vì sao bé dị ứng sữa bò?

Nhớ lại câu chuyện 1 năm về trước chị Hương Ngân chia sẻ: “Khi ấy bé Hoàng Anh nhà mình 3 tuổi, lần đầu tiên mình cho con uống sữa ngoài. Uống xong thấy da con bị mẩn đỏ, rồi thở gấp, gia đình hốt hoảng vội đưa vào viện mới biết con bị dị ứng đạm sữa bò phải nằm lại điều trị. Khi đó, cả mình và ông xã đều ngớ người vì lần đầu tiên được nghe về loại bệnh này”.

Thực tế không riêng gì bé Hoàng Anh mà có rất nhiều trẻ phải nhập viện vì dị ứng đạm sữa mà cha mẹ không hề biết về căn bệnh này. Theo số liệu được công bố tại hội thảo khoa học “Chẩn đoán và xử trí dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhũ nhi” tổ chức tại TP HCM ngày 16/6 vừa qua, ước tính có khoảng 2,1% trẻ dưới 3 tuổi được chẩn đoán dị ứng, số trẻ dưới 3 tuổi nghi ngờ mắc dị ứng là 12,6%.

Dị ứng sữa bò thường khá khó nhận biết, một số trẻ có triệu chứng dị ứng tức thì ngay sau khi uống sữa bò nhưng một số trẻ khác có biểu hiện chậm hơn. Những biểu hiện lâm sàng của trẻ dị ứng đạm sữa bò cũng rất hay bị nhầm lẫn với các bệnh phổ thông như viêm phế quản, tiêu chảy hay nôn trớ gây nên nhiều khó khăn trong điều trị. Bởi vậy các cha mẹ phải hết sức chú ý, khi thấy con uống sữa bò có biểu hiện bất thường thì phải dừng ngay việc cho bé uống sữa bò và đưa đến cơ sở y tế kiểm tra.

Ngoài nghi vấn do yếu tố di truyền, hiện vẫn chưa kết luận được chính xác nguyên nhân sữa gây dị ứng ở trẻ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, dị ứng sữa xảy ra do sự cố nhầm lẫn của hệ miễn dịch phản ứng lại protein có trong sữa. Lúc này, hệ miễn dịch non nớt của bé xác định protein là một chất có hại và cố gắng bảo vệ cơ thể bằng cách sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của protein. Những lần tiếp theo, khi trẻ tiếp tục sử dụng sữa, các kháng nguyên sẽ nhận ra những loại protein này và gửi tín hiệu cho hệ miễn dịch giải phóng một loạt các hóa chất, gây ra các triệu chứng dị ứng cho trẻ. Riêng các trẻ đựơc xác định dị ứng protein sữa bò thì cần chuyển sang dùng thử các loại sữa có thành phần protein ít gây phản ứng hơn.

(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)
(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

Sữa dê có thể thay thế sữa bò?

Trên thực tế, sữa bò lại là thành phần chính trong hầu hết các loại sữa bột công thức hiện nay; vì thế, với các trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng với sữa bò, các nhà nghiên cứu đã tìm ra giải pháp thay thế hiệu quả, đó chính là sữa công thức được làm từ sữa dê nhằm giảm thiểu rủi ro về dị ứng sữa mà vẫn đảm bảo dưỡng chất cần thiết cho bé.

Theo thông tin từ Trung tâm Quốc gia về Thông tin công nghệ sinh học của Mỹ, một nghiên cứu lâm sàng mở rộng đối với trẻ em Pháp bị dị ứng sữa bò, 93% trẻ em đã có kết quả tích cực khi sử dụng sữa dê để thay thế. Nguyên nhân là do tỷ lệ αs1-Casein (một nhóm phân tử protein của đạm sữa) có trong sữa dê nhỏ hơn so với sữa bò. Tỷ lệ αs1-Casein cao chính là yếu tố gây ra dị ứng ở trẻ, vậy nên sữa dê được cho là giúp giảm thiểu nguy cơ dị ứng. Mặt khác cấu trúc của các phân tử αs1-Casein của sữa dê cũng khác so với sữa bò, nên tình trạng dị ứng chéo cũng ít khi xảy ra. Như vậy với trẻ bị dị ứng đạm sữa bò, sữa dê chính là lựa chọn thay thế phù hợp và hiệu quả.

Một vấn đề khác khiến nhiều bà mẹ phân vân khi cho con chuyển sang dùng sữa dê là do họ lo lắng sữa dê không có nhiều dưỡng chất như sữa bò. Trên thực tế, sữa dê được coi là một thực phẩm quý của tự nhiên. Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu sữa quốc gia Karnal - Ấn Độ cũng chỉ ra rằng, hàm lượng một số vitamin và chất khoáng trong sữa dê thậm chí cao hơn so với sữa bò, trong đó có thể kể đến ưu thế về hàm lượng khoáng Ca, K, Mg, Cl, P… Bên cạnh đó, sữa dê còn dễ tiêu hoá hơn do kích thước phân tử đạm bé, khi vào dạ dày tạo thành mảng đông tụ nhỏ và mềm mại hơn.

Các sản phẩm từ sữa dê thường ở dạng thực phẩm bổ sung dưỡng chất với công thức phù hợp theo nhu cầu dinh dưỡng và thể trạng của từng bé. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều sản phẩm từ sữa dê với xuất xứ khá đa dạng, trong số đó còn tồn tại nhiều nhãn hiệu có nguồn gốc không rõ ràng được nhập dưới dạng ‘xách tay”. Các mẹ hãy là người tiêu dùng thông thái để lựa chọn cho con những thương hiệu uy tín, vừa mát lành vừa bổ dưỡng cho con nhé.

Dị ứng đạm sữa bò, mẹ đừng chủ quan - 2