DMagazine

Cho con "gánh mẹ" một lần…

(Dân trí) - “Mẹ già rồi, sức khỏe ngày càng yếu. Được ở gần mẹ ngày nào thì tôi vui ngày đó”, đó là tâm sự của chàng trai Phạm Duy Hưng (31 tuổi, quê Ninh Bình), người hằng đêm đẩy mẹ trên xe ba gác đi nhặt rác vì sợ mẹ đi lạc.

Bố mẹ đi rồi thì vĩnh viễn sẽ không quay trở lại 

Cho con gánh mẹ một lần .jpg

Nhiều người sống trên đường Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh, TPHCM) đã không còn lạ lẫm với hình ảnh chàng trai đẩy mẹ trên xe ba gác đi nhặt rác trong đêm. Bởi hình ảnh ấy họ đã chứng kiến cả năm nay.

Cho con gánh mẹ một lần.jpg

Anh Hưng vốn là người miền Bắc, đến tuổi trưởng thành anh xin bố mẹ vào miền Nam mưu sinh. Những ngày tháng lam lũ, lủi thủi một mình nơi đất khách quê người khiến chàng trai trẻ càng thêm nhớ nhung bố mẹ, gia đình.

Chàng trai hiếu thảo đẩy mẹ đi nhặt rác vì sợ mẹ lạc

Đến khi bố mất đi, anh Hưng mới nhận ra trên đời này có những thứ mất đi có thể tìm lại được, nhưng bố mẹ đi rồi thì vĩnh viễn sẽ không quay trở lại. Suy nghĩ như thế, anh Hưng càng thương mẹ nhiều hơn.

Cho con gánh mẹ một lần… - 3
Cho con gánh mẹ một lần… - 4
Cho con gánh mẹ một lần… - 5

Hai năm trước, Ninh Bình trải qua đợt lạnh thấu xương khiến mẹ anh (bà Trần Thị Điểm, 77 tuổi) khó thở, người run cầm cập dù đã mặc 5 chiếc áo ấm. Nhìn cảnh mẹ già chống chọi với gió lạnh, anh Hưng đánh liều đưa mẹ vào TPHCM tránh rét.

 “Từ ngày mẹ vào đây, sức khỏe tốt hơn hẳn, không còn những cơn khó thở kéo dài nữa nên tôi mừng lắm”, anh Hưng chia sẻ.

Cho con gánh mẹ một lần.jpg
Cho con gánh mẹ một lần.jpg

Ngày vào Nam, anh Hưng thuê nhà trọ trên đường Nguyễn Xí chỉ rộng chừng 10m2, 4 vách và trần nhà được quây lại bằng những miếng tôn, không có nhà vệ sinh. Những ngày trời nắng nóng, 2 mẹ con anh Hưng như đang nằm trong lò than. Trời mưa, phải mặc áo mưa vào ngủ để tránh bị ướt.

Cho con gánh mẹ một lần.jpg

Đồ đạc trong nhà từ xoong nồi, quạt máy, chiếc tivi cũ cũng là đồ người ta vứt đi được anh Hưng mang về sửa sang, rửa sạch để 2 mẹ con có cái dùng. Cuộc sống thiếu thốn là thế nhưng Hưng rất hạnh phúc vì mẹ khỏe và mẹ con được ở bên nhau.

Cho con gánh mẹ một lần… - 9
Cho con gánh mẹ một lần… - 10
Cho con gánh mẹ một lần… - 11
Cho con gánh mẹ một lần… - 12

Mẹ cùng con nhặt rác trong đêm

Ngày mới cùng mẹ vào TPHCM, anh Hưng thường đi nhặt ve chai một mình, để mẹ ở nhà nghỉ ngơi. Nhưng bà Điểm đã luống tuổi, trí nhớ không tốt, lại thêm bệnh khó thở hay bị ngất nên anh Hưng quyết định cho mẹ ngồi trên xe ba gác đi lượm ve chai cùng.

Cho con gánh mẹ một lần.jpg

“Mẹ tôi lâu lâu lại bị khó thở, dễ bị ngất nên tôi sợ lắm, nên tôi quyết định đưa mẹ đi cùng”, anh Hưng chia sẻ. 

Kể từ đó, tối nào người ta cũng thấy chàng trai trẻ đặt mẹ ngồi trên xe ba gác rong ruổi khắp các con phố Sài Gòn nhặt ve chai.

Cho con gánh mẹ một lần… - 14
Cho con gánh mẹ một lần… - 15
Cho con gánh mẹ một lần… - 16

Khoảng 6h tối là thời gian bắt đầu công việc của 2 mẹ con anh Hưng. Vừa đẩy mẹ, anh Hưng vừa để ý những bịch rác lớn bên đường. Cứ thế, một trẻ một già rong ruổi trên chặng đường hơn 10km mỗi đêm.

Cho con gánh mẹ một lần.jpg

Những bữa trời khô ráo, có nhiều ve chai thì tầm 12h anh Hưng đưa mẹ về lại nhà trọ. Có bữa đang đi trời mưa lớn, anh Hưng phải trú tạm hiên nhà trên phố chờ tạnh mưa rồi mới đi tiếp. Phải cố nhặt thật nhiều, nên có lúc 5h sáng 2 mẹ con mới về.

Cho con gánh mẹ một lần.jpg

“Nhiều hôm đang đi, Hưng nó mệt quá nên nó dừng lại trên vỉa hè nằm xuống nghỉ. Những lúc như vậy, tôi thương nó lắm mà không biết phải làm sao”, bà Điểm tâm sự.

Cho con gánh mẹ một lần.jpg

Những ngày nhặt được nhiều ve chai, thu nhập của 2 mẹ con khoảng 100 nghìn đồng, đủ để rau cháo qua ngày. Nhưng cũng có hôm bán ve chai chỉ được 20 nghìn đồng, ngày hôm đó bữa cơm của 2 mẹ con anh Hưng chỉ là xì dầu với cơm trắng.

Cố làm để chữa bệnh cho mẹ

Sau một đêm dài đi nhặt ve chai, anh Hưng chỉ chợp mắt được một chút là phải thức dậy, thay vội chiếc áo bảo vệ để kịp giờ làm ở tiệm bánh gần nhà. Công việc bảo vệ ở tiệm bánh anh mới làm được mấy tháng này. Số tiền lương hơn 4 triệu đồng là nguồn thu duy nhất để chữa trị cho căn bệnh hẹp van tim của mẹ.

Cho con gánh mẹ một lần(1).jpg

“Tôi đi làm thêm bảo vệ để có thêm tiền chữa bệnh cho mẹ. Ban ngày đi làm để mẹ ở nhà một mình tôi cũng lo lắm, nhưng giờ không đi thì bệnh mẹ càng nặng hơn”, anh Hưng cho biết.

Cho con gánh mẹ một lần.jpg

Mỗi ngày xong ca trực 8 tiếng, anh Hưng phải chạy vội về nhà với mẹ. Cũng may mấy tháng nay, có cô hàng xóm thường chạy qua chạy lại giúp đỡ mẹ mỗi khi anh vắng nhà nên Hưng cũng đỡ lo lắng phần nào.

Cho con gánh mẹ một lần… - 22
Cho con gánh mẹ một lần… - 23
Cho con gánh mẹ một lần… - 24

“Mỗi lần 2 mẹ con nói chuyện, mẹ tôi hay nhắc chuyện lấy vợ để cho vui cửa vui nhà. Tôi cũng muốn lắm, nhưng cứ nghĩ vào hoàn cảnh của mình, mẹ ốm đau, nhà nghèo khó thì cô gái nào dám chấp nhận lấy.

Giờ niềm vui duy nhất của tôi là mong mẹ khỏe, được thấy mẹ cười vui mỗi ngày là tôi mãn nguyện rồi. Còn chuyện vợ con thì còn do duyên số nữa”, anh Hưng cười buồn tâm sự.

Cho con gánh mẹ một lần.jpg

Nói rồi anh Hưng nhìn ra cửa, thấy đèn đường đã sáng, anh lại vội vàng chuẩn bị xe ba gác, phụ mẹ trèo lên xe rồi bắt đầu đẩy ra cổng nhà trọ, bắt đầu 1 đêm nhặt rác.

Cho con gánh mẹ một lần.jpg

Nhìn cái bóng chàng trai đang gò lưng đẩy xe ba gác trong đêm, trên ấy có người mẹ già còm cõi không khỏi nhớ về câu hát rưng rưng trong bài hát nào đó: “Cho con gánh mẹ một lần, cả đời mẹ đã tảo tần gánh con…”.

Nguyễn Quang