5 Phiên bản lễ hội Halloween khác trên thế giới

(Dân trí) - Lễ hội Halloween nguyên bản của Iceland là để đánh dấu thời khắc những linh hồn của người đã khuất trở lại với cuộc sống bình thường và bắt đầu phá phách; họ cũng chỉ chạm khắc trên bí ngô và người ta không mặc những bộ đồ để hù dọa nhau vào ngày này. Với mục đích như vậy, những buổi lễ tương tự với Halloween cũng tồn tại với nhiều phiên bản trong những nền văn hóa khác nhau.

1. Lễ Obon - Nhật Bản

Vào ngày lễ Obon, linh hồn của những người thân đã khuất trở lại gia đình. Ảnh: The World Festivals.
Vào ngày lễ Obon, linh hồn của những người thân đã khuất trở lại gia đình. Ảnh: The World Festivals.

Obon, hay còn được biết đến với tên gọi Lễ hội của người chết, được tổ chức hằng năm vào tháng 8. Đây được cho là dịp linh hồn của những người thân đã khuất trở lại gia đình. Vào ngày này, người dân sẽ trở về quê để tụ họp cùng gia đình và cùng nấu đồ cúng.

Đường phố trong thời gian này khá nhộn nhịp với âm nhạc ở khắp mọi nơi. Khi đêm xuống, người ta sẽ đốt đèn lồng để giúp những linh hồn mau chóng tìm được đường về nhà. Trước khi buổi lễ kết thúc, người dân sẽ thả đèn lồng trên sông và lên trời.

2. Lễ hội Ma đói - Singapore/ Malaysia

Được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 Âm lịch, đây là phong tục truyền thống của Singapore và Malaysia. Trong suốt một tháng, người ta tin rằng vong linh của những người đã mất sẽ đi lại để kiếm thức ăn và vui chơi, và người dân rất coi trọng việc này. Họ vừa tổ chức các buổi lễ để tưởng niệm vừa cúng bái liên tục và đốt vàng mã. Cũng giống với Obon, người ta kết thúc lễ hội bằng cách thả đèn lồng trên mặt sông.

5 Phiên bản lễ hội Halloween khác trên thế giới - 2

3. Dia de los Muertos – Mexico

Dia de los Muertos là “Ngày dành cho người đã khuất theo” tiếng Mexico. Được tổ chức cùng ngày với Halloween, đây là một trong các lễ hội nổi tiếng nhất tại quốc gia này. Những chiếc đầu lâu chính là điểm nhấn của dịp lễ và được trang trí đẹp mắt. Người ta sẽ đặt những đầu lâu làm bằng đất sét này lên mộ với hy vọng rằng những linh hồn sẽ quay về.

Những chiếc đầu lâu chính là điểm nhấn của dịp lễ và được trang trí đẹp mắt. Ảnh: SkyScanner.
Những chiếc đầu lâu chính là điểm nhấn của dịp lễ và được trang trí đẹp mắt. Ảnh: SkyScanner.

4. P’chum Ben – Campuchia

Vào tháng 10 Âm lịch, những Phật tử tại Campuchia sẽ tổ chức lễ P’chum - Lễ hội của người chết. Kéo dài trong 2 tuần, họ sẽ thức dậy trước bình minh để chuẩn bị đồ cúng và quà tặng cho các sư thầy.

Vào ngày thứ 15, người dân sẽ đến các đền chùa và mang theo lễ vật như kẹo gạo và đậu. Họ sẽ cúng và cầu nguyện cho người thân của mình. Người ta cũng nấu cháo với vừng và đặt chúng trong chùa để làm đồ ăn cho những linh hồn lang thang.

Đây cũng là dịp người dân gặp mặt và nghe những sư thầy giảng giải tại các đền chùa. Ảnh: ivyannecxt/Flickr.
Đây cũng là dịp người dân gặp mặt và nghe những sư thầy giảng giải tại các đền chùa. Ảnh: ivyannecxt/Flickr.

5. Gaijatra – Nepal

Gaijatra còn được gọi là “Lễ hội Bò” tại Nepal và được tổ chức trong tám ngày vào các tháng 8 và 10. Vào thời gian này, những ai mất người thân trong năm sẽ dắt bò đi lại khắp nơi trong thành phố. Nếu không có bò, họ sẽ thay thế bằng một bé trai được cho ăn mặc giống như bò.

Theo đạo Hindu, bò được cho là có khả năng dẫn dắn linh hồn người chết qua thế giới bên kia. Ảnh: Frances Ellen/Flickr.
Theo đạo Hindu, bò được cho là có khả năng dẫn dắn linh hồn người chết qua thế giới bên kia. Ảnh: Frances Ellen/Flickr.

Theo đạo Hindu, bò là loài vật linh thiêng, và chúng cũng được cho là có khả năng dẫn dắn linh hồn người chết qua thế giới bên kia. Gaijatra là dịp để mọi người cảm thấy nhẹ lòng về những mất mát cũng như tưởng nhớ về những người thân đã mất.

Xuân Lộc

Theo Skyscanner