Trưng bày “Ánh sáng từ Đường Kách mệnh”, tiếp nhận nhiều hiện vật lịch sử

(Dân trí) - Sáng nay (10/10) tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày “Ánh sáng từ Đường Kách mệnh”. Trưng bày được tổ chức nhân kỷ niệm 90 năm xuất bản cuốn “Đường Kách mệnh” (1927 - 2017) - Bảo vật quốc gia và dự kiến, kéo dài trong 3 tháng.

“Đường Kách mệnh” là tập hợp các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sử dụng để giảng dạy cho đội ngũ cán bộ cách mạng Việt Nam những năm 1925-1927 ở Quảng Châu (Trung Quốc). Đây là tác phẩm có giá trị to lớn trên phương diện lý luận và thực tiễn.

Thông qua “Đường Kách mệnh”, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trình bày những điều cốt lõi của học thuyết Mác- Lênin và phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam một cách dễ hiểu nhất.

Dưới ánh sáng của “Đường Kách mệnh”, lớp học trò đầu tiên đã về nước hoạt động cùng Người chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, lãnh đạo nhân dân tiến hành thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hoàn thành sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế.

Trưng bày “Ánh sáng từ Đường Kách mệnh”, tiếp nhận nhiều hiện vật lịch sử - 1
Những trang đầu của tác phẩm Đường Kách mệnh.
Những trang đầu của tác phẩm "Đường Kách mệnh".

Ấn phẩm “Đường Kách mệnh” được xuất bản năm 1927 ở Quảng Châu dưới dạng in thạch. Những bản in đầu tiên đó được bí mật chuyển về nước từ trước năm 1930, cuốn “Đường Kách mệnh” hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam là một trong những bản gốc in năm 1927, được công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2012.

Kỷ niệm 90 năm xuất bản cuốn “Đường Kách mệnh” (1927-2017), Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày Ánh sáng từ “Đường Kách mệnh”.

Với hơn 150 hiện vật, tài liệu, hình ảnh, trưng bày giới thiệu đến công chúng giá trị và ý nghĩa lớn lao của tác phẩm “Đường Kách mệnh” và những đóng góp của thế hệ cách mạng - những hạt giống đỏ do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ươm mầm và gieo trồng, nhằm giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu biết thêm về tầm nhìn, sự vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng cống hiến của lớp thanh niên cách mạng vô sản đầu tiên ở Việt Nam, góp phần khơi dậy lòng yêu nước, tự hào về lịch sử dân tộc, đóng góp sức mình vào công cuộc bảo vệ và dựng xây đất nước.

Nhân dịp này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng tổ chức lễ tiếp nhận hiện vật do các cá nhân ở một số tỉnh thành hiến tặng.

Đồng hồ của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh dùng trong những năm 1928-1932. Năm 1927 Nguyễn Đức Cảnh dự lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Trung Quốc. Cuối 1927 về nước, được cử làm Bí thư tỉnh Đảng bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Hải Phòng, sau đó vào kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, phụ trách trực tiếp Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai. Tháng 3-1929, là một trong những người thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở số nhà 5D, Hàm Long, Hà Nội.
Đồng hồ của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh dùng trong những năm 1928-1932. Năm 1927 Nguyễn Đức Cảnh dự lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Trung Quốc. Cuối 1927 về nước, được cử làm Bí thư tỉnh Đảng bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Hải Phòng, sau đó vào kỳ bộ Thanh niên Bắc Kỳ, phụ trách trực tiếp Hải Phòng và khu mỏ Hòn Gai. Tháng 3-1929, là một trong những người thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở số nhà 5D, Hàm Long, Hà Nội.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Trần Phú soạn thảo được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua, tháng 10-1930.
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Trần Phú soạn thảo được Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua, tháng 10-1930.
Áo gối, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai làm từ vải áo tù để gửi tặng mẹ trong thời gian bị giam ở Khám Lớn, Sài Gòn, năm 1940
Áo gối, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai làm từ vải áo tù để gửi tặng mẹ trong thời gian bị giam ở Khám Lớn, Sài Gòn, năm 1940
Thẻ của đồng chí Lê Hồng Phong dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, năm 1935.
Thẻ của đồng chí Lê Hồng Phong dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, năm 1935.

Tráp (hòm) của đồng chí Hà Huy Tập sử dụng khi ở Vinh, Nghệ An, năm 1939.

Tráp (hòm) của đồng chí Hà Huy Tập sử dụng khi ở Vinh, Nghệ An, năm 1939.

Đĩa sứ của đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã dùng trong những năm 1936-1937.
Đĩa sứ của đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã dùng trong những năm 1936-1937.
Ống cắm bút, các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt đã dùng trong thời gian ở nhà cụ Nguyễn Duy Lại, xã Đại Đồng huyện Tiên Du, Bắc Ninh, những năm 1941-1943.
Ống cắm bút, các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt đã dùng trong thời gian ở nhà cụ Nguyễn Duy Lại, xã Đại Đồng huyện Tiên Du, Bắc Ninh, những năm 1941-1943.
Bát mà đồng chí Văn Tiến Dũng, Hoàng Quốc Việt dùng những năm 1937-1938.
Bát mà đồng chí Văn Tiến Dũng, Hoàng Quốc Việt dùng những năm 1937-1938.
Va li mà đồng chí Bùi Ngọc Thành đựng tư trang dự lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Va li mà đồng chí Bùi Ngọc Thành đựng tư trang dự lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Máy đánh chữ mà các ông Tô Hiệu và Lương Khánh Thiện đã sử dụng khi hoạt động cách mạng, 1936
Máy đánh chữ mà các ông Tô Hiệu và Lương Khánh Thiện đã sử dụng khi hoạt động cách mạng, 1936
Mõ mà ông Văn Tiến Dũng dùng cho việc cải trang thành nhà sư ở chùa Bột Xuyên, tỉnh Hà Đông, trong thời gian hoạt động cách mạng, năm 1936
Mõ mà ông Văn Tiến Dũng dùng cho việc cải trang thành nhà sư ở chùa Bột Xuyên, tỉnh Hà Đông, trong thời gian hoạt động cách mạng, năm 1936
Hộp mà đồng chí Võ Nguyên Hiến, xứ ủy Trung kỳ làm trong nhà tù Buôn Ma Thuật, năm 1944.
Hộp mà đồng chí Võ Nguyên Hiến, xứ ủy Trung kỳ làm trong nhà tù Buôn Ma Thuật, năm 1944.

Hà Tùng Long