Người cộng sản kiên trung, Bí thư chi bộ đầu tiên ở miền Tây xứ Nghệ

(Dân trí) - Trong tiềm thức của mỗi người dân huyện Con Cuông nói riêng, Nghệ An nói chung hình ảnh ông Vi Văn Khang - người cộng sản kiên trung, bí thư Chi bộ đầu tiên người dân tộc thiểu số của vùng Tây - Nam xứ Nghệ, luôn đọng mãi trong lòng họ.

Biểu diễn nghệ thuật quần chúng tại Con Cuông trong ngày mừng lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ.
Biểu diễn nghệ thuật quần chúng tại Con Cuông trong ngày mừng lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ.

Ông là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây. Ông Vi Văn Khang, sinh ra tại bản Thái Hòa, xã Môn Sơn (huyện biên giới Con Cuông, Nghệ An). Ông sinh ra trong một gia đình khá giả, là người dân tộc Thái có trí thông minh, ham học hỏi, có phép đối nhân xử thế khá, luôn ứng xử nhanh, tính khiêm nhường, thận trọng cao.

Tuổi trẻ của ông luôn được tiếp xúc với các ông cụ đồ nho lên buôn bán tại Môn Sơn, trọ tại nhà; Nhờ sáng dạ, tiếp thu nhanh nên chủ yếu nhờ tự học nhưng ông Khang biết đọc, biết viết và hiểu rõ nghĩa câu từ.

Ông Khang là người sớm giác ngộ, có lòng yêu nước cách mạng, luôn luôn lấy gương của các vị tiền bối như Lang Văn Út (một tù trưởng yêu nước tham gia

Ngày 14 và 15/4/2015, tại xã Môn Sơn (huyện Con Cuông, Nghệ An) đã diễn ra Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ nhân dịp kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Chi bộ Đảng Môn Sơn - Chi bộ đầu tiên của vùng miền Tây xứ Nghệ.

Đầu năm 1931, Xứ ủy Trung kỳ cử một số đồng chí đảng viên về vùng Mường Qụa - Môn Sơn gây dựng phong trào cách mạng. Tại đây các đồng chí liên lạc và giác ngộ được đồng chí Vi Văn Khang, một thanh niên dân tộc Thái có học thức, gia đình khá giả.

Sau đó, Chi bộ Đảng Môn Sơn được thành lập, gồm 5 Đảng viên do Vi Văn Khang làm Bí thư. Từ 7- 8/1931, Chi bộ đã tập trung lực lượng tiến hành biểu tình và kéo đến nhà bọn địa chủ, chánh tổng, lấy thóc gạo, tiền bạc chia cho dân nghèo.

Để ghi nhớ truyền thống quê hương, hàng năm cán bộ và nhân dân Mường Qụa (gồm 2 xã Môn Sơn và Lục Dạ) đều tổ chức lễ hội nhằm ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng. Đồng thời, tăng cường mối giao lưu, đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngay từ những năm 1929-1930, ông đã được các Đảng viên của Xứ ủy Trung Kỳ lên hoạt động bí mật tin tưởng, giao nhiều việc giúp Đảng hoạt động. Việc gì được giao, ông đều nhiệt tình và hoàn thành tốt, tính kín đáo và lòng trung thành, tận tuỵ đã được các đồng chí Xứ ủy Trung Kỳ tin phục.

Đầu năm 1930, dưới sự chỉ đạo của phân Cục trung ương Xứ ủy Trung Kỳ và tỉnh Bộ Nghệ An chủ trương thành lập nhiều Chi bộ Đảng. Đến đầu năm 1931, Xứ ủy cử đồng chí Lê Xuân Đào đến Môn Sơn gây dựng cơ sở Đảng.

Tháng 4 năm 1931, Chi bộ đảng Môn Sơn được thành lập gồm có 5 đảng viên: Vi Văn Khang, Vi Văn Hanh, Ngân Văn Quý, Trần Ngân và Lê Mạnh Duyệt, do Đồng chí Vi Văn Khang làm Bí thư.

Đây là Chi bộ đảng đầu tiên của đồng bào các dân tộc thiểu số của cả nước nói chung và Nghệ An nói riêng. Chi bộ ra đời phải hoạt động trong bối cảnh rất cam go ác liệt. Lúc này kẻ thù đang lùng sục, đàn áp phong trào Xô Viết, chúng thẳng tay bắt bớ, tiêu diệt các chiến sĩ cách mạng, để trấn áp tinh thần của nhân dân.

Trong tình hình đó ông đã có những quyết định sáng suốt, táo bạo như tổ chức thành lập Nông hội đỏ, tổ Tự vệ đỏ để thu hút nhiều người, nhiều thành phần dân tộc tham gia tự nguyện vào các tổ chức này. Một đức tính quý của ông Khang là biết tập hợp lực lượng và luôn luôn tin, giao việc cho các đồng chí của mình.

Để đảm bảo công việc, ông chia Tự vệ đỏ thành 3 tổ: Tổ thứ nhất do đảng viên Vi Văn Hanh làm tổ trưởng, có nhiệm vụ bảo vệ các đồng chí Xứ ủy, Tỉnh ủy và Chi bộ, đồng thời nắm tình hình ở bản Thái Hào; đồng chí Vi Văn Noọng tổ trưởng vừa phụ trách chung kiêm tổ trưởng tổ thứ hai bảo vệ khu vực Cửa Rào, chịu trách nhiệm tiếp kiến chỉ thị, nhận tin tức của trên gửi về; ông Hà Văn Hoa có tài thuyết trình, nói năng lưu loát làm tổ trưởng Nông hội đỏ, tuyên truyền, vận động quần chúng; Đồng chí Vi Văn Lâm vừa trẻ, khỏe, nhanh nhẹn, tháo vát được cử làm liên lạc cho Chi bộ và cả vùng.

Một tiết mục văn nghệ trong Lễ hội Môn  Sơn - Lục Dạ.
Một tiết mục văn nghệ trong Lễ hội Môn  Sơn - Lục Dạ.

Riêng ông Lê Mạnh Duyệt - là người của Phủ Anh Sơn cử vào, vừa có tài lãnh đạo, có kinh nghiệm đối phó với kẻ thù, ông luôn luôn tôn trọng ý kiến ông Duyệt và là người cố vấn đắc lực cho ông trong xử lý mọi công việc. Ngoài ra ông Khang còn tập hợp lực lượng rộng rãi, thu hút người có tài, có học từ miền xuôi lên làm ăn buôn bán tại Môn Sơn, để họ tự nguyện tham gia vào các tổ chức của Đảng.

Ông còn thu hút được một số chức dịch của chế đô phong kiến như Lý trưởng Vi Văn Quyền tham gia vào đoàn thể và cung cấp thông tin cho Đảng, nhờ đó mà Chi bộ sớm biết được kế hoạch của địch, để đối phó và đập tan âm mưu của chúng. Chánh Tổng Đoàn Phu đã phải thốt lên: “Con ma Cộng sản tài thật! Cái gì ta định làm, nó đều biết được…”.

Sự ra đời của Chi bộ và tài lãnh đạo của chi bộ mà đứng đầu là đồng chí Vi Văn Khang, tối ngày 14/9/1931, hơn 300 quần chúng đã đứng lên biểu tình thị uy, kéo đến nhà địa chủ Ba Uôn phá kho thóc lấy thóc lúa chia cho dân nghèo, lấy tiền, bạc nén, vải vóc cho dân và ủng hộ nhân dân xã Phúc Sơn (huyện Anh Sơn) đang bị Pháp đàn áp dã man.

Cuộc đấu tranh của nhân dân, làm cho kẻ địch phải run sợ và phải chấp thuận những yêu cầu của nhân dân. Cuối năm 1931, phong trào cách mạng Môn Sơn bị đàn áp dã man, ông Vi Văn Khang bị địch bắt, bị kết án 3 năm tù giam. Trong tù ông bị tra tấn man rợ, nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản kiên trung.

Người dân đi tham dự Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ.
Người dân đi tham dự Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ.

Ra tù ông về nhà dạy học cho bà con trong bản và cả tộc người Đan Lai ở Khe Khặng. Đầu năm 1945, khi phong trào cách mạng đang lên, ông Lê Mạnh Duyệt ra tù, trở lại Môn Sơn, hai ông đã nhóm họp và tập hợp lực lượng tiếp tục hoạt động. Ngày 23/8/1945, dưới sự lãnh đạo của hai ông và Chi bộ Đảng, nhân dân Môn Sơn đã đứng lên cướp chính quyền về tay nhân dân, sau đó tập hợp lực lượng, kéo ra huyện tham gia cướp chính quyền.

Ông mất năm 1978 tại quê. Hàng năm vào trung tuần tháng 4, nhân dân các dân tộc Môn Sơn, huyện Con Cuông long trọng tổ chức lễ kỷ niệm thành lập chi bộ Đảng và lễ hội uống nước nhớ nguồn. Nghi lễ được thực hiện tại nhà riêng của ông. Tại đây, người dân thắp hương tưởng nhớ người Bí thư Chi bộ đảng đầu tiên của họ và các đồng chí đảng viên, các vị tiền bối, sau đó tổ chức lễ hội.

Ngôi nhà của ông Vi Văn Khang được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử Văn hóa cấp quốc gia. Noi gương ông lớp lớp thanh niên Môn Sơn đã tiếp bước cha ông, thi đua xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước. Xã Môn Sơn được Chủ Tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1996.

Nguyễn Duy