Nỗi cơ cực của những người dân xã nghèo bị cô lập giữa vùng sông nước

Trong chuỗi chương trình truyền hình thực tế xây cầu vì cộng đồng “Nhịp cầu ước mơ” đã và đang được đông đảo khán giả, đặc biệt là những khán giả miền Tây, trân trọng đón nhận. Một chương trình mang đậm chất nhân văn, góp phần xây nên những cây cầu cho các xã nghèo.

Ở thành thị, một cây cầu bắc qua sông rất đỗi bình thường, nhưng với những người dân nghèo ở nông thôn, vùng sâu, đặc biệt là ở vùng sông nước miền Tây thì cây cầu có giá trị rất to lớn.Cây cầu không chỉ giúp kết nối các miền quê, cơ hội phát triển kinh tế, giao thương mà còn giúp mở ra tương lai tươi sáng cho những vùng quê nghèo.


Những chiếc phà vẫn là phương tiện chính đi lại của bà con ở vùng sông nước

Những chiếc phà vẫn là phương tiện chính đi lại của bà con ở vùng sông nước

Thế nhưng đâu phải địa phương nào, xã nào cũng đủ kinh phí để xây dựng cầu. Đặc thù địa lý là vùng sông nước nên chỗ nào cũng cần có cây cầu, nhất là trong chương trình xây dựng nông thôn mới, các tuyến đường bê tông đã vào tận trong các ấp, chỉ cần có cây cầu là việc đi lại của bà con sẽ rất thuận tiện, dễ dàng.

Kinh phí xây dựng một cây cầu rất lớn, đặc biệt các cây cầu ở các tuyến đường liên xã thì cây cầu phải cần đạt chuẩn về giao thông, chịu được trọng tải lớn và phải kiên cố. Đấy là nỗi trăn trở của chính quyền ở địa phương vì không thể kham hết số cầu cần xây dựng, vì vậy chính quyền địa phương luôn mong muốn việc xây cầu cần được xã hội hóa, chung tay của các doanh nghiệp.

Qua những chuyến đi khảo sát thực tế, tận mắt chứng kiến những khó khăn, gian khổ của bà con, Tập đoàn Number 1 –Tân Hiệp Phát đã luôn quan tâm, trăn trở là làm thế nào xây dựng nhiều cây cầu giúp người dân vùng sâu, vùng xa đi lại, học tập dễ dàng hơn, giảm bớt những tai nạn sông nước không đáng có.


Niềm vui của bà con nhân dân khi được đi trên cây cầu vừa được khánh thành

Niềm vui của bà con nhân dân khi được đi trên cây cầu vừa được khánh thành

Và lãnh đạo Tập đoàn đã quyết tâm thực hiện chương trình “Nhịp cầu ước mơ”, hướng đến mỗi tháng xây dựng một cây cầu dây văng vững chãi cho dân nghèo.Được thực hiện với hình thức game show thực tế , chương trình đã thu hút đông đảo người xem bởi sự hấp dẫn cũng như tinh thần nhân văn lan toả.

Mỗi cây cầu thép dây văng trị giá khoảng 700 triệu đồng do nhãn hàng Trà Thảo Mộc Dr Thanh tài trợ, có chiều dài khoảng 30 - 40 m, rộng 2,5 m; từ mực nước trung bình lên đáy cầu là 3,5 m; tải trọng tối đa 3 tấn…

Đại diện Tập đoàn Number 1 cho biết, tất cả những cây cầu được xây dựng trong suốt chương trình sẽ hoàn toàn đáp ứng chuẩn của Bộ GTVT đặt ra: Giải quyết nhu cầu đi bộ, xe đạp, xe máy, dắt gia súc, vận chuyển hàng hóa của người dân suốt 4 mùa… Như vậy, với sự đồng hành của Tập đoàn Number 1, bà con các vùng nông thôn sẽ tiếp tục được đón nhận thêm nhiều nhịp cầu.

Cho đến tháng 05/2016, sau hơn nửa năm triển khai chương trình, Tập đoàn Number 1 – Tân Hiệp Phát đã khởi công được 10 tại các tỉnh ĐBSCL (Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng). Trong số đó có 5 cây cầu đã được khánh thành tại các tỉnh: Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, góp phần giải quyết nhu cầu đi lại cho hàng ngàn hộ dân.

Nguyễn Quyên