Lãnh đạo doanh nghiệp bàn về chiến lược cho người kế thừa

Ngày 20.11 vừa qua, đúng ngày nhà giáo Việt Nam, hơn 300 doanh nhân đã cùng hội ngộ tại chương trình Leader Talk 2015, để thảo luận về một vấn đề sống còn trong phát triển bền vững của doanh nghiệp – tuyển dụng và đào tạo thế hệ kế thừa.

Lãnh đạo doanh nghiệp bàn về chiến lược cho người kế thừa - 1
Lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thảo luận về chủ đề Chiến lược cho người kế thừa
Lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài thảo luận về chủ đề "Chiến lược cho người kế thừa"

Như chúng ta đều biết việc đào tạo thế hệ kế thừa và chuyển giao quyền lực luôn là vấn đề nóng bỏng của tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập mới hiện nay.

Nếu như các nước phương Tây với những doanh nghiệp hơn 100 năm tuổi và đã có kinh nghiệm chuyển giao từ 5 – 7 đời lãnh đạo thì Việt Nam kể từ sau khi đất nước thống nhất chúng ta có những doanh nghiệp lớn từ 30 năm tuổi và đang thực hiện những bước chuyển giao đầu tiên. Chuyển giao quyền lực cho đội ngũ kế thừa là bài toán không hề đơn giản, nó phải có một lộ trình dài hơi, được thiết kế bài bản và chuyên nghiệp phù hợp với đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam bàn về Chiến lược cho người kế thừa
Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam bàn về "Chiến lược cho người kế thừa"

Theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương – Trưởng khoa tài chính Trường Đại học Ngân hàng “Các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn phát triển cao lớn hơn mà không có người kế nghiệp là chết”. Thêm vào đó thầy Dương còn khẳng định một người kế thừa vai trò lãnh đạo bắt buộc phải sở hữu khả năng lãnh đạo thiên bẩm kết hợp với đào tạo và cọ sát môi trường thực thế. Thiếu ba yếu tố trên nhất định không thể kế thừa thành công.

Khi trao đổi về việc có nên chuyển giao quyền lực cho những người thân trong gia đình, các lãnh đạo doanh nghiệp dày dạn kinh nghiệm đều cho rằng điều này không nhất thiết nếu như con cháu không có khả năng, hoặc không có niềm đam mê với kinh doanh. “Đây không phải là vấn đề chuyển giao tài sản mà là chuyển giao cả một sự nghiệp được xây dựng trong nhiều năm trời, vì vậy chúng tôi phải chọn lựa người phù hợp nhất” – Bà Lê Thị Ngọc Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Lê Bảo Minh chia sẻ.

Chị Hải cũng cho biết chị chưa bao giờ gặp phải khó khăn trong vấn đề chọn lãnh đạo kế thừa, chị cũng không chuẩn bị thế hệ kế thừa vào một giai đoạn cụ thể mà nó được diễn ra hằng ngày như bản thân doanh nghiệp phải luôn được vận hành. “Chúng tôi không chuẩn bị thế hệ kế thừa vào một ngày nào cụ thể mà mỗi ngày chúng tôi đều có thế hệ kế thừa sẵn sàng chờ đón những công việc mới, những thử thách mới. Tôi nghĩ, khi công ty bạn vận hành theo một hệ thống chuyên nghiệp thì bản thân công ty đó phải tự có khả năng kế thừa, theo tôi đó là sự kế thừa tự nhiên của một doanh nghiệp”.

Lãnh đạo doanh nghiệp bàn về chiến lược cho người kế thừa - 4
Ông Robert Sherwood – Giám đốc Phát triển AEG Việt Nam (thứ tư từ trái qua – ảnh 5: Thứ 3 từ trái qua)
Ông Robert Sherwood – Giám đốc Phát triển AEG Việt Nam (thứ tư từ trái qua – ảnh 5: Thứ 3 từ trái qua)

Còn dưới quan điểm của người làm công tác giáo dục – đào tạo, ông Robert Sherwood – Giám đốc Phát triển AEG Việt Nam lại có những ý kiến khá thú vị. Ông cho rằng điều quan trọng nhất trong việc đào tạo thế hệ kế thừa là dạy học sinh trở thành các nhà phát minh, sáng tạo và không ngừng học hỏi.

“Có một bài báo gần đây tiết lộ rằng Việt Nam là một trong những nước có số lượng kỹ sư cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đủ khả năng sản xuất những linh kiện dù rất nhỏ như ốc vít trong cấu trúc điện thoại thông minh Samsung. Nhiều thứ tưởng chừng như đơn giản, nhưng nhiều kỹ sư Việt Nam vẫn chưa thể tự sản xuất những ốc vít này trong nước. Chúng ta cần phân biệt rõ giữa “chất lượng” và “đủ khả năng”. Câu chuyện này chỉ là một ví dụ nhỏ về cách giáo dục mà chúng ta cần chuẩn bị cho học sinh, giúp các em trở thành những nhà  phát minh, nhà sáng chế..;

Chúng ta cần phải trang bị cho học sinh vững bước thích ứng với cuộc phục hưng về khoa học và công nghệ ngay từ bây giờ. Cách tốt nhất để làm điều này không phải là làm theo các phương pháp của quá khứ, mà là giảng dạy cho tương lai... dạy cho học sinh các kỹ năng, giúp các em  hiểu thế giới theo nhiều cách mới lạ khác nhau và điều quan trọng nhất là khuyến khích các em không ngừng học hỏi, sáng tạo, luôn sẵn sàng tiếp thu kiến ​​thức và ý tưởng mới trong suốt cuộc đời.”

 Ông Robert cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của ngôn ngữ. Ông cho rằng:  “Chúng ta sống nhờ ngôn ngữ, chúng ta sáng tạo bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ cho phép chúng ta truyền tải các ý tưởng đến người nghe; nhờ đó người nghe  có thể lắng nghe và chia sẻ ý kiến của mình. Hơn thế nữa, với các doanh nghiệp ngày càng phát triển toàn cầu, ngôn ngữ cho phép các nhà lãnh đạo truyền đạt ý tưởng đến nhân viên một cách rõ ràng dù ở bất cứ nơi đâu”.

Chương trình Leader Talk “Chiến lược cho người kế thừa” hân hạnh với sự đồng hành của tập đoàn giáo dục AEG Việt Nam, CapitaLand, Miti, Hanvico, Hoa Tâm Việt,...

AEG Việt Nam

66-68 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Tp. HCM

ĐT: 08-3930 0808

Website: www.aegvietnam.com

Facebook: AEG Whiz Kids