Danh hiệu, giải thưởng có giá trị nhất khi xuất phát từ thực lực

Ngân hàng ANZ vừa được Tổ chức The Asian Banker trao giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” cho kết quả hoạt động của năm 2008.

Danh hiệu, giải thưởng có giá trị nhất khi xuất phát từ thực lực - 1

Ngân hàng ANZ được The Asian Banker trao giải thưởng “Ngân
hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” cho kết quả hoạt động của năm 2008.
 
Đây là lần thứ 2 liên tiếp ANZ giành được giải thưởng này. Tuy nhiên, trong bối cảnh có rất nhiều giải thưởng, danh hiệu hiện nay, khi nói về chữ “nhất” ít nhiều người tiêu dùng cũng có cảm giác hồ nghi.
 
Đem câu hỏi này tới hỏi ông Philip Crouch, Tổng Giám đốc Dịch vụ Tài chính Cá nhân Ngân hàng ANZ - người vừa trở về nước sau khi nhận giải thưởng ở Singapore, ông đã chia sẻ với Dân trí:
 
Rất nhiều người băn khoăn về việc hiện có quá nhiều giải thưởng, bình chọn... thậm chí có những thứ “nhất” có thể “lấy” được sau khi đóng một khoản lệ phí nhất định. Ông nghĩ sao về điều này?
 
Danh hiệu, giải thưởng có giá trị nhất khi xuất phát từ giá trị, thực lực của doanh nghiệp. Những giải thưởng có uy tín, có tiêu chí khắt khe mới xứng đáng để tham gia và tự hào khi được giải thưởng.
 
Với chúng tôi, tham gia giải thưởng, bình chọn… là việc kiểm tra thực lực thông qua những đánh giá của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu thị trường, người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, kết quả hoạt động kinh doanh, uy tín của tổ chức, trình độ nhân sự cũng như kế hoạch phát triển và vị trí của mình khi so sánh với các tổ chức khác trên thị trường.
 
Qua đó, chúng tôi có thêm nguồn thông tin tham khảo những mặt mạnh và những mặt cần phải khắc phục cho doanh nghiệp.  Với ý nghĩa đó, có thể khẳng định rằng ANZ luôn muốn chứng minh thực lực của mình khi tham gia vào các giải thưởng.
 
Hai lần liên tiếp đạt được giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam” ông có cho là một sự may mắn?
 
Danh hiệu, giải thưởng có giá trị nhất khi xuất phát từ thực lực - 2

Ông Philip Crouch.

The Asian Banker là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tài chính tham gia vào nghiên cứu thị trường, ấn phẩm xuất bản, tổ chức hội thảo, đào tạo.
 
The Asian Banker phát hành tạp chí có uy tín với những nội dung phân tích, nghiên cứu chuyên sâu về thị trường tài chính, ngân hàng, cung cấp các nghiên cứu, chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông.
 
Giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất” là giải thưởng có uy tín, đánh giá sát sao nhất và ghi nhận những cố gắng hướng đến dịch vụ ngân hàng tối ưu của các định chế tài chính trên khắp thế giới.
 
Việc đạt được giải thưởng này 2 lần liên tiếp và là lần thứ 4 đạt giải thưởng với hệ thống tính điểm chi tiết theo từng tiêu chí và sau đó được tổng hợp lại là phản ánh thực lực của ANZ chứ không phải là một sự may mắn nào.
 
Giải thưởng khởi đầu từ thực tế, theo ông/bà, tại sao ANZ nhận được giải thưởng này 2 năm liên tiếp, nhất là năm 2008 - một năm biến động với ngành Ngân hàng?
 
Mặc dù 2008 là năm khó khăn đối với ngành tài chính nói chung nhưng ANZ Việt Nam vẫn hoạt động rất tốt và đã đạt được sự tăng trưởng đáng kể về số lượng khách hàng, tiền gửi, tín dụng và doanh thu.
 
Năm qua, ANZ đã triển khai một số sản phẩm mới như “Tài khoản Đắc Lợi Trực Tuyến”, “Tài khoản Đại Lợi’ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng tôi cũng phát triển dịch vụ ngân hàng tận nơi, phục vụ khách hàng bất cứ nơi nào, thời gian nào, tư vấn cho khách hàng giải pháp ngân hàng phù hợp mà khách hàng không phải trả thêm khoản phí nào.
 
ANZ cũng đã thành lập 2 mảng dịch vụ ngân hàng mới là dịch vụ tài chính dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và dịch vụ quản lý tài chính và đầu tư, tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực quản lý rủi ro bằng việc triển khai hệ thống và quy trình mới, phát triển hệ thống máy ATM.
 
Ngoài ra, trung tâm chăm sóc khách hàng 24/7 của ANZ cũng tăng cường công suất phục vụ để đảm bảo trả lời cuộc gọi của khách hàng nhanh hơn, hệ thống quản lý thứ tự phục vụ tại chi nhánh, người đến trước phục vụ trước cũng giúp khách hàng tiết kiệm thời gian.
 
Tôi rất tự hào về nhân viên khối ngân hàng bán lẻ. Giải thưởng mà ANZ vừa giành được đã chứng tỏ sự nỗ lực lớn của của các bạn không ngừng đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
 
Ông bà nghĩ sao khi có người cho rằng ANZ Việt Nam phù hợp với người nước ngoài và Việt Kiều chứ không dành cho đa số người dân Việt?
 
Chiến lược của ANZ là trở thành một trong 4 ngân hàng hàng đầu của Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu này, chúng tôi cần chú ý đến những yếu tố mà khách hàng cho là quan trọng nhất và phải làm điều đó một cách nhất quán, xuyên suốt.
 
Mặc dù là ngân hàng nước ngoài, nhưng ANZ đã hoạt động tại VN từ năm 1993 và 99% đội ngũ của ANZ là người Việt Nam, kể cả Tổng Giám đốc của ANZ. Do đó, ngân hàng rất am hiểu thị trường VN và đã phát triển các dịch vụ phù hợp để có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng VN.
 
Tại Việt Nam, trong thời gian tới, khi được nhà nước cho phép, ANZ sẽ tiến hành mở rộng hoạt động tại các khu vực khác để có thể phục vụ khách hàng Việt Nam nhiều hơn, tốt hơn. ANZ có một VPĐD tại Cần Thơ và chúng tôi luôn nỗ lực để giúp đỡ các doanh nghiệp ngành nông sản tại vùng ĐBSCL với các giải pháp, sản phẩm tài chính chuyên biệt như: dịch vụ tài trợ XNK, gói các sản phẩm tài chính dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 
Để đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng và phát triển, ANZ đang thực hiện kế hoạch thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại VN. Ngân hàng nội địa mới này sẽ thiết lập các phòng giao dịch tại Hà Nội và TPHCM để đem đến nhiều thuận tiện hơn cho khách hàng.
 
Chúng tôi cũng sẽ phát triển thêm nhiều hệ thống máy ATM, các dịch vụ ngân hàng tiện ích khác như dịch vụ ngân hàng tận nơi. Điều này sẽ tiếp tục đảm bảo ANZ là ngân hàng có khả năng đáp ứng nhanh nhất trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.
 
The Asian Banker là một tổ chức cung cấp các nghiên cứu kinh doanh chiến lược hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và Trung Đông. Tổ chức này có văn phòng đặt tại Singapore, Kuala Lumpur, Bắc Kinh và Dubai cũng như văn phòng đại diện tại Thượng Hải, Luân đôn và New York.
 
Với các hoạt động tập trung ở lĩnh vực phát hành, các dịch vụ nghiên cứu thị trường, đào tạo và tổ chức hội thảo, The Asian Banker được cộng đồng dịch vụ tài chính đánh giá cao, nhờ những đánh giá độc lập, sắc bén về những diễn biến trong ngành dịch vụ tài chính.
 

10 tiêu chí xét duyệt của giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại mỗi quốc gia:

- Uy tín của thương hiệu ngân hàng :Thể hiện qua hình ảnh của thương hiệu trên thị trường , thông qua giá trị huy động tiền gửi , mức thị phần và giá trị thương hiệu theo khảo sát của công ty Nghiên cứu thị trường AC Neilsen .

- Các số liệu tài chính : Dựa trên sự tăng trưởng và mức đóng góp của mạng Dịch vụ tài chính cá nhân trên toàn bộ kết quả kinh doanh của ngân hàng .

- Sự phát triển bền vững : Thể hiện qua quản lý chi phí chặt chẽ , quản lý lợi nhuận lãi suất ròng và mức tăng trưởng trong huy động vốn với mức chi phí thấp .

- Phát triển thị trường : tăng trưởng thị phần của những sản phẩm chủ đạo , năng lực phát triển thị trường của hệ thống các địa điểm giao dịch như Internet banking và mạng lưới địa điểm giao dịch .

- Quản trị rủi ro : Cơ cấu đưa ra các quyết định trong quản trị rủi ro và năng lực phân tích .

- Các quy trình và công nghệ : Đánh giá mức độ sử dụng công nghệ tự động hoá , thời gian để đưa một sản phẩm mới ra thị trường …

- Tính hiệu quả của các kênh phân phối / giao dịch : Đánh giá khả năng quản lý các kênh giao dịch và khả năng tối đa hoá hiệu quả của từng kênh giao dịch này.

- Kỹ năng chuyên môn của nhân viên : Chính sách và hoạt động để phát triển nguồn nhân lực , cả về số lượng và chất lượng.

- Sự minh bạch trong chiến lược kinh doanh : Đánh giá chiến lược phát triển của lĩnh vực dịch vụ tài chính cá nhân ,và mức độ truyền đạt những mục tiêu hoạt động tới các đối tượng liên quan.

- Thực hiện cam kết với khách hàng : Thể hiện qua các hoạt động truyền thông đầy đủ , chính xác và minh bạch về sản phẩm và dịch vụ với khách hàng . Ngoài ra , đánh giá các hoạt động thực hiện trách nhiệm với cộng đồng.