"Chuẩn organic không từ giấy chứng nhận mà từ quy trình thật"

Đó là khẳng định của ông Andre Leu, Chủ tịch Tổ chức các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ trên thế giới (IFOAM) sau khi đi thăm trang trại bò sữa hữu cơ của TH true milk ngày 5/4 vừa qua.

Bài bản và chuyên nghiệp

Trải nghiệm một ngày tại trang trại bò sữa hữu cơ TH, ông Andre chia sẻ, những điều được mắt thấy, tai nghe tại trang trại TH đã làm ông rất ấn tượng và đánh giá TH đang làm rất chuyên nghiệp trong từng khâu của chuỗi sản xuất từ chuồng trại, đồng cỏ đến con giống…

“Trên thế giới hiện có nhiều quy chuẩn khác nhau cho sản xuất organic như tiêu chuẩn của Control Union hay IFOAM. Tuy nhiên các yêu cầu của các quy chuẩn đó đều tương đương nhau, khá khắt khe. Và TH đã làm rất tốt các tiêu chuẩn tương ứng như Control Union hay IFOAM.


Ông Andre Leu, Chủ tịch Tổ chức các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ trên thế giới (IFOAM)

Ông Andre Leu, Chủ tịch Tổ chức các phong trào Nông nghiệp Hữu cơ trên thế giới (IFOAM)

Xem trang trại của TH tôi thấy không có nhiều khác biệt so với những trang trại đúng tiêu chuẩn organic ở đất nước chúng tôi - Australia hay những trang trại organic khác ở Mỹ, ở Châu Âu, ở Nhật Bản” – ông Andre nói.

Ông Andre cũng đánh giá cao việc tập đoàn TH chuyển đổi đàn bò tơ thông thường sang bò hữu cơ bởi theo ông, nếu nhập khẩu bò oganic từ nước ngoài về, doanh nghiệp chăn nuôi phải tốn rất nhiều công sức và chi phí. Phải đi ra nước ngoài kiểm tra trang trại bò xem bò đó có chuẩn oganic không, quy trình chăm sóc,chăn nuôi như thế nào?...

Còn chuyển đổi đàn bò có sẵn trong nước cần quy trình chuyển đổi 6 tháng là có thể có kết quả. Doanh nghiệp có thể lựa chọn được những con bò khỏe mạnh nhất, có nguồn gen tốt nhất trong đàn bò có sẵn để chuyển đổi. Việc chuyển đổi không chỉ giúp giảm chi phí mà còn có thể kiểm soát được chất lượng.

Là chuyên gia hàng đầu thế giới về sản xuất hữu cơ, ông Andre cũng chia sẻ nhận định, khí hậu của Việt Nam rất thuận lợi cho việc trồng các cánh đồng cỏ là nguồn thức ăn chính cho bò sữa. Tại nhiều nước ôn đới, trang trại chăn nuôi bò hữu cơ chỉ có thể trồng cỏ được 6 tháng, 6 tháng còn lại là tuyết trắng, cỏ phát triển rất chậm hoặc bị chết.


Những cô bò sữa chuyển đổi tại trang trại TH đang thảnh thơi gặm cỏ trên cánh đồng cỏ organic xanh mướt.

Những cô bò sữa chuyển đổi tại trang trại TH đang thảnh thơi gặm cỏ trên cánh đồng cỏ organic xanh mướt.

Đối với trang trại bò sữa hữu cơ của TH cũng vậy, TH đã gây dựng được những cánh đồng cỏ, ngô hữu cơ rất ấn tượng. Tuy nhiên, trang trại đặt ở miền Trung, nắng nóng nhất cả nước, cần phải làm chuồng trại, mái che cao hơn để chống nóng và thoáng cho bò. Điều này sẽ tốn thêm chi phí.

“Một điều khác TH cần khắc phục là vẫn phải nhập cám hữu cơ và một số loại cỏ hữu cơ từ nước ngoài. Nếu sản xuất được cỏ và cám đúng tiêu chuẩn organic ở trong nước sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất hơn nhiều”- ông Andre nhận xét.

Quan trọng là doanh nghiệp tuân thủ quy trình sản xuất organic

Về ý kiến cần phải có chứng nhận của bên thứ 3 mới được coi là “trang trại chăn nuôi hữu cơ”, ông Andre chia sẻ, việc có giấy chứng nhận hay không phụ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường. Nếu là mục tiêu xuất khẩu trước thì doanh nghiệp rất cần một giấy chứng nhận để có thể đủ tự tin, đủ tư cách để đưa sản phẩm ra thị trường thế giới. Còn ở thị trường Việt Nam, giấy chứng nhận cũng quan trọng nhưng chưa quan trọng bằng việc doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy trình sản xuất organic.

“Giấy chứng nhận về mặt pháp lý là hợp lý nhưng chưa phải là quan trọng nhất, quan trọng nhất là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm oganic phải tuân thủ những công đoạn nào. Vì làm oganic doanh nghiệp phải kiểm tra chặt chẽ từng công đoạn một trong cả một chuỗi khép kín. Làm thật và làm bằng cái tâm. Nếu như ta có giấy chứng nhận đạt chuẩn nhưng quy trình làm của mình không đảm bảo thật thì không có ý nghĩa gì”- ông Andre chia sẻ

Trong chuyến thăm này, TH true MILK cũng thông tin, từ cuối năm 2015, TH đã ký kết với Control Union- đơn vị đánh giá, cấp chứng nhận hữu cơ Châu âu và Mỹ để triển khai sản xuất hữu cơ theo chuỗi. Ngay sau đó, TH thực hiện chuyển đổi đồng cỏ, đàn bò sang trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ, ghi dấu ấn là đơn vị đầu tiên chuyển đổi chăn nuôi hữu cơ theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tới thời điểm này, trang trại bò sữa TH có tổng đàn bò bò sữa, bê chuyển đổi sang chăn nuôi hữu cơ là gần 1.000 con, dự kiến đến năm 2018 sẽ đạt quy mô 3.000 con. Theo tiến trình chuyển đổi và đánh giá giám sát, trong tháng 4.2017, TH sẽ đạt chứng nhận sản xuất hữu cơ cho toàn chuỗi từ trang trại tới nhà máy, tiến tới sản xuất sữa hữu cơ trên đồng đất Việt Nam.


Sau khi đi tham trang trại bò sữa hữu cơ và cánh đồng cỏ ông Andre Leu cùng các chuyên gia đến thăm quan khu thức ăn hữu cơ dành cho bò.

Sau khi đi tham trang trại bò sữa hữu cơ và cánh đồng cỏ ông Andre Leu cùng các chuyên gia đến thăm quan khu thức ăn hữu cơ dành cho bò.

Ông Andre cũng đánh giá cao xu hướng hội nhập quốc tế của TH. Ông cho biết, theo khảo sát của tổ chức Organic Monitor, từ 2000 - 2015, diện tích canh tác hữu cơ tăng từ 14,9 triệu ha lên 50,9 triệu ha, tức gấp hơn 3 lần. Hiện, thị trường toàn cầu về nông nghiệp hữu cơ đã đạt doanh số 81,6 tỷ USD, gấp gần 5 lần so với năm 2000 (17,9 tỷ USD). Đây là thị trường rộng mở cho các doanh nghiệp, trong đó có TH.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam vừa qua, Ông Andre Leu, đã làm việc với các Bộ ban ngành và doanh nghiệp Việt Nam và có nhiều đóng góp thiết thực trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

Theo ông Andre Leu, nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là cơ hội mang lại thêm giá trị cho sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Muốn phát triển NNHC, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý Quy định về canh tác Hữu cơ ở Việt Nam để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế; Quy định và chính sách về canh tác hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơ và chứng nhận, đồng thời đào tạo về các dự án NNHC cao cấp. Tiêu chuẩn VN phải phù hợp với chuẩn quốc tế, vì vậy chính phủ VN có thể bắt đầu các thỏa thuận về công nhận tương đương để tiếp cận thị trường hữu cơ chính. Hệ thống chứng nhận của VN phải tương đương chuẩn ISO 17011, quy chuẩn quốc tế đối với các hệ thống chứng nhận.

Liên đoàn IFOAM – Organic International đã phát triển một loạt các công cụ nhằm hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách và những người ủng hộ xây dựng hoặc cải tiến các chính sách ảnh hưởng đến canh tác NNHC. Nhưng công cụ này đã được tổ chức thành 2 bộ công cụ chính. Việt Nam có thể tham khảo, học hỏi. “IFOAM sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam phát triển NNHC” – ông Andre Leu nhấn mạnh.

Thiên Hà