Bạn đọc viết:

Vấn đề không phải là "cứu" nợ xấu…

(Dân trí) - Trong giai đoạn thị trường chứng khoán và BĐS bùng nổ, đã có nhiều nguy cơ tiềm ẩn bởi nợ xấu. Nợ xấu sinh ra bởi những công ty làm “kinh doanh kép”: tức là ngân hàng và một ngành kinh doanh khác. Tổng lượng nợ xấu cao hơn nhiều so với chúng ta tưởng.

(minh họa, nguồn: VnEconomy.vn)
(minh họa, nguồn: VnEconomy.vn)
 
Thông thường nếu anh chỉ kinh doanh ngân hàng không, thì khi có báo hiệu về tình hình nợ xấu anh sẽ ngưng hoặc không cho vay mảng đó nữa.  Nhưng với những công ty "kinh doanh kép" thì do áp lực nội bộ hoặc do tác động "qua lại", nên dù biết đó là nợ xấu họ vẫn cho vay nội bộ hoặc ứng vốn nội bộ.

 

Một điều nữa là "nợ xấu ẩn" do "tín dụng đen". Ví dụ một công ty A có lý lịch kinh doanh đàng hoàng, đi vay thì ngân hàng cho vay ngay. Nhưng công ty A không kinh doanh mà cho công ty B đang ngập trong tình trạng kinh doanh xấu để lấy chênh lệch. Như vậy, cái vòng lẩn quẩn là mức nợ xấu cao hơn chúng ta vẫn đánh giá theo báo cáo ngân hàng.

 

Vì vậy theo tôi, vấn đề không phải là cứu nợ xấu mà là cần cải cách lại toàn bộ hệ thống tài chính sao cho minh bạch theo hướng:

 

+  Thứ nhất:  không cho các công ty thực hiện việc "kinh doanh kép".

 

+ Thứ hai: thực hiện việc kiểm toán chặt chẽ và có hệ thống kiểm soát tài chính liên thông để chống các gian lận tài chính.

 

Tôi cho rằng việc mua nợ xấu ngày hôm nay là không thể, bởi vì tổng lượng nợ xấu cao hơn nhiều những con số chúng ta tưởng. Có lẽ chúng ta vẫn phải “uống liều thuốc đắng” về những thiệt hại do nợ xấu gây ra. Tuy nhiên, nếu lành mạnh được thị trường tài chính thì các ngành liên quan chắc sẽ hoạt động khởi sắc lại.

 

Nick Nợ xấu đã được báo trước