Ý kiến bạn đọc

Tại sao vừa đến đã muốn bỏ đi

(Dân trí) - Một đất nước đựơc du khách yêu mến và quay lại thì phải thể hiện đựơc văn hóa và nhân văn của một dân tộc. Phải xây dựng đựơc hình ảnh đẹp từ mỗi người dân. Mổi cảnh quan mỗi dịch vụ đều để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách

Phố đi bộ đang là nơi thu
hút hàng ngàn người đổ về đây mỗi đêm, nhiều dịch vụ nhờ đó mà hốt bạc

Phố đi bộ đang là nơi thu hút hàng ngàn người đổ về đây mỗi đêm, nhiều dịch vụ nhờ đó mà "hốt bạc"

Phát biểu tại Quốc hội ngày 8/6, Bộ trưởng Văn hoá – Thể thao - Du lịch Hoàng Tuấn Anh thở dài tự hỏi, Việt Nam nhiều thứ “nhất thế giới”, khách du lịch vẫn không mặn mà…

Nhiều bạn đọc đã trả lời câu hỏi của bộ trưởng. Bạn đọc abc abc@yahoo.com hồi đáp:

“Vừa đặt chân đến sân bay quốc tế của Việt Nam là người ta đã muốn quay về rồi vỉ thái dộ thiếu thân thiện của cảnh sát xuất nhập cảnh và Hải quan Việt Nam . Đấy là cái nhất đầu tiên ...”

Và bạn đọc Midori vnntdt1968@yahoo.co.jp viết:

“Có cái nhất mà không sân bay nước nào có là hành vi trộm cắp mở valy của du khách lấy đồ trắng trợn và ăn nói thiếu lịch sự của một số nhân viên Hải quan sân bay Việt Nam, tôi đã từng bị nên ối giời ơi sợ quá, còn ra tới cổng thì gặp taxi vừa mới leo lên chạy được 200 mét, Lái xe hỏi đi đâu, nếu nói địa điểm thấy gần liền làm mặt dữ dằn yêu cầu khách phải đưa thêm tiền ngoài giá cước taxi, nếu không thì ít nhất cũng bị chửi hoặc tỏ thái độ mất dạy. Cái này ai giải quyết được nhỉ....???”

Còn vào sâu trong nội địa, bạn đọc Toan toannguyen01@yahoo.com.com viết:

“Nạn cướp giật trên đường, chèo kéo trấn lột khách ở một số quán ăn, phố xá nhếch nhác, hút thuốc trên xe chở khách du lịch và khi xe dừng, người du lich Việt Nam tranh thủ đi tè bây bạ hai bên đường trước mắt du khách nước ngoài v.v... làm người ngoai quốc tẩy chay du lich Việt Nam”

Và bạn đọc Angel vannguyennta@gmail.com viết:

“Tôi xin kể một câu chuyện tôi đã từng chứng kiến trên hồ Hoàn Kiếm, có một thanh niên mặt mày băm trợn, tay xách đồ nghề đánh giày, thấy khách du lịch đi qua, anh ta chỉ vào giày họ và hét lớn problem shoes! ( ý của anh ta là giày bị làm sao kìa) theo phản xạ khách du lịch sẽ khựng lại và ngó xuống giày, anh ta liền ập tới và chạm xuống chân họ, nói liên hồi và tháo giày họ ra trong khi họ đang không hiểu điều gì, anh ta nhỏ keo và đôi khi khâu lại vài đường, chỉ sau khi anh ta chém một số tiền khá lớn, du khách họ mới biết bị lừa, nhìn mặt anh ta họ cũng trả tiền cho xong vì họ sợ đất nước xa lạ. Anh ta chỉ áp dụng với khách du lịch không có hướng dẫn viên đi cùng.”

Bạn đọc nguyen thi ha lieu nguyenthihalieu@yahoo.fr lại so sánh:

“Đi du lịch ở Pháp, các bạn sẽ nhận thấy rất khác xa Việt Nam. Giá cả khách sạn hoặc giá bán ở chợ đều được niêm yết rõ ràng, không có màn chặt chém... Sự đón tiếp rất nông hậu, rât văn hóa, lịch sự, tế nhị và tôn trọng.... Khi trở đi, luôn giữ được 1 ấn tượng tốt. Thậm chí còn có 1 cuốn sổ để khách có thể ghi lại cảm tưởng, Hoặc 1 tờ giấy nhận xét góp ý vắn tắt: RẤT HÀI LÒNG- HÀI LÒNG- KHÔNG HÀI LÒNG- RẤT KHÔNG HÀI LÒNG (ghi chi tiết điều không hài lòng). Ngay cả đến văn phòng CÔNG AN cũng có tờ giấy này để ngừơi dân có quyền phê phán sự làm việc của các cán bộ.”

Và bạn đọc Hoang Du Lich dulich@yahoo.com đề xuất :

“Để khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhiều hơn đơn giản chỉ cần làm 3 biện pháp tương tự như các nước du lịch trong vùng đang làm là được:

1. Các nơi tham quan phải có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế ( hiện nay tôi thấy tại các điểm tham quan nhà vệ sinh công cộng vừa thiếu, vừa bẩn...khách du lịch các nước văn minh, có khả năng chi tiêu cao sao chấp nhận được, không làm được sao thu hút được khách thị trường lớn.

2. Người dân chưa có ý thức về môi trường: vứt rác bừa bãi, chèo kéo khách, cướp giật, ....mà chưa thấy các hành vi này mà mức xử phạt còn quá thấp, lực lượng xử phạt không rõ trách nhiệm, quyền lợi...nên chả thấy xử phạt ai, bao giờ...Hãy xử phạt những hành vi này như xử phạt giao thông đường bộ....và lập đội cảnh sát du lịch tại các thành phố lớn, điểm du lịch như các nước đang làm....môi trường du lịch sẽ cải thiện.

3. Kinh doanh phải niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, nhưng thực tế thì việc niêm yết giá chỉ dừng lại ở một số tour du lịch, khách sạn có xếp hạng còn hàng hóa, đồ ăn uống, tiêu dùng...trên thị trường thì hầu như rất ít được niêm yết....Tại sao chúng ta không xử phạt các hộ kinh doanh, cửa hàng không niêm yết giá hàng hóa...để khách du lịch đỡ bị hớ.

Tôi nghĩ Bộ VHTTDL làm sớm dứt điểm các việc này nhanh bao nhiêu, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhanh bấy nhiêu, làm xong các việc này hãy nghĩ việc đi quảng bá, xúc tiến ở nước ngoài.”

Bạn đọc Mai Liên mai.lien@gmail.com bổ xung thêm:

“Còn một biện pháp nữa : người châu Âu hay tìm tới các nước có khí hậu ấm vào mùa đông và tới nghỉ dưỡng khi ở nước họ là mùa đông, Việt Nam là một trong những nơi được lựa chọn. Nhưng phía các cơ quan liên quan, đặc biệt là Công an, người dân gặp rất nhiều khó khăn khi phải xin rất nhiều loại phép mà người dân không hiểu nổi là những loại phép này có giá trị gì, Để khách lưu lại thời gian dài từ vài ba cho đến sáu tháng tại nhà hoặc căn hộ cho khách thuê. Xin mãi không được với nhiều thủ tục rắc rối làm cho họ nản. Trong khi đó, hàng nghìn công nhân Trung quốc ở lại Việt nam không phép để lao động thì không quản lý được. Từ mảng này, đất nước ta cũng bị mang tiếng.”

Nhìn tổng quát, bạn đọc do thi kim duyen truc_bach9@yahoo.com cho rằng:

“Một đất nước đựơc du khách yêu mến và quay lại thì phải thể hiện đựơc văn hóa và nhân văn của một dân tộc. Phải xây dựng đựơc hình ảnh đẹp từ mỗi người dân. Mổi cảnh quan mỗi dịch vụ đều để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách.”

Nguyễn Đoàn (tổng hợp)