Phiếm đàm

Nghĩ về vài điều ngược nhau giữa Olympic tin học và Olympic thể thao 2016

(Dân trí) - Cùng một thời điểm, có cùng với Olympic thể thao 2016 là cuộc thi Olympic tin học quốc tế, nhưng tại sao mọi người chỉ chăm chú theo dõi Olympic thể thao mà rất ít quan tâm đến Olympic tin học quốc tế?


Minh họa: Ngọc Diệp

Minh họa: Ngọc Diệp

Vừa kết thúc Olympic thể thao 2016 tại Brazil với trên 10.500 vận động viên tham gia tranh tài từ 206 Ủy ban Olympic quốc gia. Tại đây, vận động viên Hoàng Xuân Vinh với thành tích bắn súng đoạt huy chương vàng và huy chương bạc, đã mang lại vinh dự cho Tổ quốc. Tôi. anh, chị, tất cả mọi người Việt Nam đều hân hoan chúc mừng anh và tự hào về anh.

Nghĩ về vài điều ngược nhau giữa Olympic tin học và Olympic thể thao 2016 - 2

vận động viên Hoàng Xuân Vinh với thành tích bắn súng đoạt huy chương vàng và huy chương bạc tại Olympic thể thao 2016

Nhưng thật ngẫu nhiên, trùng hợp với Olympic thể thao 2016 là cuộc thi Olympic tin học quốc tế lần thứ 28 năm 2016 tổ chức tại Cộng hòa Liên bang Nga với tổng số 308 thí sinh đến từ 81 quốc gia. Việt Nam cử 4 thí sinh tham dự thì cả bốn thí sinh đều đoạt huy chương, gồm: Hai huy chương vàng, một huy chương bạc và một huy chương đồng.

Nhìn lại hai cuộc thi Olympic trên, tôi không khỏi nghĩ lan man.

Điều thứ nhất nghĩ đến là cùng một thời điểm, có cùng với Olympic thể thao 2016 là cuộc thi Olympic tin học quốc tế, nhưng tại sao chúng ta chỉ chăm chú theo dõi Olympic thể thao mà không để ý Olympic tin học quốc tế. Chỉ khi đoàn Việt Nam đi dự Olympic tin học quốc tế trở về, mọi người mới biết qua đôi ba bài báo đăng trên một số tờ báo giấy và báo mạng và ngay lập tức sự quan tâm nhỏ nhoi ấy bị chìm đi ngay trong hàng trăm bài báo về Olympic thể thao 2016.

Nghĩ về vài điều ngược nhau giữa Olympic tin học và Olympic thể thao 2016 - 3

Đoàn Việt Nam tham dự cuộc thi Olympic Tin học Quốc tế 2016

Điều thứ hai nghĩ đến là đoàn Việt Nam ở Olympic thể thao 2016 cử đi 23 Vận động viên dự thi, chỉ dành được 1 huy chương vàng và một huy chương bạc do công của 1 vận động viên duy nhất (Hoàng Xuân Vinh) nhưng được rất nhiều bài viết trên báo giấy và báo mạng, còn cuộc thi Olympic tin học quốc tế 2016 thì chỉ có lẻ tẻ ít bài dù rằng bốn thí sinh của đội tuyển quốc gia Việt Nam được cử đi dự thi thì 3 nước có 3 huy chương vàng là Nga, Mỹ, Trung Quốc; năm nước có hai huy chương vàng là Việt Nam, Iran, Nhật Bản, Ba Lan, Hàn Quốc. Theo cách xếp hạng dựa trên số huy chương đạt được, Đoàn Việt Nam đứng thứ 7 trên 81 quốc gia tham dự. Với thành tích này, Đoàn Việt Nam xếp thứ 8 trên tổng số các đoàn tham dự Olympic Tin học quốc tế và đứng đầu các nước Đông Nam Á. .Đây cũng là kết quả cao nhất của đội tuyển quốc gia Việt Nam trong các kỳ tham dự Olympic tin học quốc tế từ năm 2000 đến nay. vinh danh cho đất nước, khiến các nhà khoa học giáo dục quốc tế phải ngạc nhiên không hiểu tại sao Việt Nam dù là nước thu nhập thấp duy nhất nhưng đạt kết quả trong các bài thi học thuật quốc tế không kém những nước phát triển và đạt kết quả cao hơn rất nhiều những thí sinh đến từ các nước có chỉ số GDP tương đương. Trước một “ấn tượng Việt Nam” như vậy, họ cho rằng cần phải khảo sát lý giải nguyên nhân này để học kinh nghiệm giáo dục đào tạo của Việt Nam. Tiếc là dù nước ngoài đánh giá cao thế nhưng khi đoàn Olympic tin học quốc tế về, nhiều người trong nước cũng ít dành sự để tâm, nếu không nói là thờ ơ.

Ở Olympic thể thao 2016, Hoàng Xuân Vinh - VĐV đội tuyển bắn súng Quốc gia được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, đó là phần thưởng rất xứng đáng cho vận động viên này. Nhưng ở Olympic tin học quốc tế thành tích của các thí sinh Việt cũng lớn lắm, khiến nhiều nước phải ngả mũ kính phục, thì không thấy báo chí thông tin về một sự biểu dương nào?. Về tiền, với thành tích tại Rio 2016, Hoàng Xuân Vinh sẽ nhận được 160 triệu tiền thưởng cho một HCV Olympic, 60 triệu tiền thưởng lập kỷ lục Olympic, 60 triệu đồng do Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện thưởng nóng, 3 tỷ đồng do các Mạnh Thường Quân treo giải… và con số này sẽ chưa dừng lại. Còn bốn thí sinh dự thi thi Olympic Tin học quốc tế năm 2016 đều đoạt huy chương, vàng, bạc và đồng thì được thưởng bao nhiêu tiền, cũng không thấy báo chí thông tin, nếu có thưởng chắc là cũng không nhiều nhặn gì.

Điều thứ 3 tôi cho là thật quan trọng, được dẫn dắt từ 2 điều trên, là các em có tài năng tỏa sáng trong Olympic Tin học quốc tế, đoạt thành tích nổi bật, được thế giới đánh giá cao, đó là nhân tài và tương lai sẽ chính là một trong những nguồn lực quý để xây dựng đất nước, đặc biệt trong thế kỷ 21 này khi mà tin học là một thành tố quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và an ninh quốc phòng, nhưng quan tâm bồi dưỡng các em thế nào để các em phụng sự đắc lực cho tổ quốc? Viết tới đây, tôi bất giác nhớ đến nước Mỹ biết sử dụng nhân tài đến dường nào, khi ở nước họ có cậu bé James Kosta giỏi máy tính và các trò chơi điện, mới 12 tuổi đã biết tổ chức một nhóm bạn tiến hành các cuộc tấn công để đánh cắp thông tin về quân sự và thương mại. gây ra nhiều vụ tấn công dù chẳng để làm gì ngoài nghịch ngợm khoe thành tích. Hành động dại dột khiến cho năm 14 tuổi James Kosta đã bị bắt bị kết án 45 năm tù giam vì 44 tội danh liên quan tới các vụ tấn công vào nhiều mạng lưới, trong đó có hệ thống của công ty lớn như GE và IBM.. Tuy nhiên, nhận ra tài năng của Kosta trong lĩnh vực tin học, chỉ một năm sau khi thụ án, Kosta được thẩm phán chấp nhận đình chỉ bản án và tạo điều kiện cho khi đủ 18 tuổi, gia nhập Hải quân Mỹ và làm việc trong một dự án tình báo của Hải quân. Rồi Kosta trở thành thành viên của cơ quan tình báo Mỹ chịu trách nhiệm theo dõi giao dịch ngân hàng của các nhà độc tài và tổ chức cực đoan ở Trung Đông và Bắc Phi, xâm nhập vào hệ thống máy tính nằm trong các căn cứ quân sự của đối phương để lấy dữ liệu, được xem là bước chuẩn bị cho cuộc chiến tranh công nghệ giữa các quốc gia, vốn đang gây chia rẽ mạnh mẽ giữa các cường quốc. Năm 1999, Kosta giải ngũ. nhưng vụ khủng bố ngày 11/9/2001 chấn động thế giới đã khiến Kosta được gọi ngay trở lại tiếp tục làm việc cho Cục tình báo Trung ương Mỹ để thiết kế mô hình giả lập để nhà chức trách có thể đối phó với khủng bố...

Nhìn cách dùng người như vậy của Mỹ thì thấy nhân tài trên thế gian này xưa nay ở nước nào cũng là của hiếm như ngọc, vì thế dù biết nhân tài đó là kẻ mắc lỗi (có tiền án tiền sự), nước Mỹ vẫn không thành kiến mà biết nắm bắt, khai thác sử dụng chất xám để phục vụ cho đất nước họ, giống như viên ngọc, dù bẩn, dù sước sát, nhưng họ không vứt bỏ mà vẫn biết rửa lau sạch sẽ và đặt đúng chỗ cho nó tỏa sáng, còn các em thì sinh Viêt Nam ở OlympicTin học quốc tế là nhân tài của nước ta, đều là những thanh niên đạo đức tốt, đầy nhiệt huyết phục vụ đất nước, nếu chúng ta không dành sự quan tâm thích đáng động viên, cổ vũ, bồi dưỡng phát huy tài năng và trọng dụng, lại để thui chột thì lãng phí cho tổ quốc lắm thay.

Nguyễn Đoàn