Giữ nguyên cầu Long Biên: Quyết định hay nhất mở màn năm 2014

(Dân trí) - Bình chọn đó được Dang Van Toan: dangvantoan@tamtravel.com.vn nêu ra và lập tức nhận được vô số lời hưởng ứng. Căng thẳng trong tranh luận về số phận cầu Long Biên cũng nhanh chóng được “hạ nhiệt” sau chỉ đạo của Thủ tướng, dù vẫn còn không ít người bảo lưu những ý kiến khác.

Tin tốt lành
 

Tin tốt lành

 

Lo lắng, hồi hộp, băn khoăn và cả bức xúc suốt bao lâu của đại đa số người dân về khả năng sẽ lại phải thấy một cái kết không có hậu với cầu Long Biên yêu quý, thật may là cuối cùng cũng được giải tỏa khi được biết thông tin tốt lành: Thủ tướng yêu cầu giữ nguyên cầu Long Biên. Đúng là được lời như cởi tấm lòng…

 

“Một quyết định hoàn toàn đúng đắn!” - Hạ Vũ:  ngocnghoa@hcm.vnn.vn

 

“Hoan nghênh Thủ tướng. Bảo tồn cái cũ, giữ nguyên hiện trạng vị trí thì mới có giá trị lịch sử. Chứ di chuyển hoặc xây mới thì không còn là giá trị lịch sử nữa đâu. Xem từ phố cổ mà ra, không cho xây mới phá vỡ thiết kế ban đầu thì với cầu Long Biên này cũng vậy thôi. Xây cầu mới là giải quyết tình trạng giao thông, còn cầu Long Biên là cây cầu có giá trị lịch sử, không nên di chuyển đi đâu hết. Chỉ nên tu bổ, sơn sửa lại nhưng phải giữ nguyên những nét hình dáng cây cầu cũ thì mới có ý nghĩa” - Hung:  hung@yahoo.com

 

“Cảm ơn Thủ tướng có chỉ đạo thật sáng suốt. Không nên mang  dấu ấn lịch sử từ chỗ này sang chỗ khác để bảo tồn. Nếu chuyển cây cầu Long Biên sang chỗ khác thì tôi nghĩ, giá trị của cây cầu cũng như ý nghĩa lịch sử sẽ không còn nữa” - Nguyễn Văn Ngọc:  ngocvan66@yahoo.com

 

“Cảm ơn Thủ tướng đã có quyết định giữ lại cầu Long Biên. Tôi là 1 công dân rất yêu cây cầu này. Cầu Long Biên hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng nên cũng cần duy tu và bảo dưỡng, để giữ lại được chứng tích lịch sử gắn liền với con người và đất nước VN” - Đào Thị Như Quỳnh:  daothinhuquynhtqg@gmail.com

 

“Cảm ơn sự lên tiếng và quyết định sáng suốt của Thủ tướng! Tôi chỉ là một người dân thường, am hiểu về lịch sử cũng chỉ có giới hạn nhỏ hẹp. Nhưng tôi rất quý trọng những di tích và chứng tích thuộc về lịch sử của Cha Ông ta để lại. Dù tốt hay xấu đó đều thuộc về lịch sử, để bây giờ còn có những sự vật hình ảnh hoặc con người để thế hệ sau này nhìn vào đó để mà chiêm nghiệm và hiểu biết chứ. Đã thuộc về lịch sử thì chỉ nên duy trì và bảo tồn, không bao giờ nên làm lại vì ở ta mà động tay vào làm lại mới  thì dân lo lại chỉ có mà phá hỏng thôi!!! Mà đây lại là 1 cây cầu đã có tuổi đời trên 100 năm, kiến trúc của nó thì quá đẹp!... Trân trọng quyết định của Thủ Tướng là GIỮ NGUYÊN được CẦU LONG BIÊN! Dân chúng tôi BIẾT ƠN THỦ TƯỚNG NHIỀU!” - Nguyễn Thị Bích Thủy:  kd.vdc2@vdc2.com.vn
 
Hình ảnh cầu Long Biên trong ngày giải phóng thủ đô Hà Nội năm 1954
Hình ảnh cầu Long Biên trong ngày giải phóng thủ đô Hà Nội năm 1954
 
Kinh nghiệm xương máu 

 

Mừng thì mừng thật, nhưng nỗi lo chưa hẳn đã hết. Thế nên, để củng cố thêm cơ sở cho những lập luận mà nhiều người đã cùng nhau đưa ra và chứng minh bằng kho tàng kinh nghiệm thực tế, danh sách các "bài học xương máu" lại tiếp tục được cập nhật dài hơn:

 

“Tại sao các vị tư vấn và chuyên gia cứ phải bám vào suy nghĩ tận dụng cầu Long Biên nhỉ? Nếu đã xác định là làm cầu mới thì cầu Long Biên hiện giờ nên được công nhận là di tích văn hoá, đồng thời nên có kế hoạch duy tu bảo dưỡng, không nên để cho phương tiện cơ giới giao thông nữa. Đẹp nhất là chỉ cho phép người đi bộ và xe đạp qua lại, đường sắt ở giữa sửa sang lại làm thành một viện bảo tàng nhỏ về Hà Nội (HN) cổ. Thông qua đó vừa thu hút thêm được khách du lịch, vừa bảo tồn được công trình lịch sử” - Pham Tien Cuong:  pham.tiencuong301@yahoo.fr

 

“HN đã mất đi tàu điện cổ kính thời xưa là do thiếu tầm nhìn tương lai. Bây giờ số phận cây cầu Long Biên không thể như tàu điện xưa đã biến mất được. Trên thế giới, những thành phố cổ kính như HN luôn có nét đặc trưng riêng không thể thiếu. Không thể để lặp lại số phận như của tàu điện, cầu Long Biên phải được bảo tồn…” - Jade:  minhjade@gmail.de

 

“Quê tôi cũng có di tích Thành nhà Mạc khoảng vài trăm năm tuổi. Ấy thế mà những chuyên gia bằng cấp nọ kia và nhiều bộ óc quản lý đã quyết định phá đi rồi cho xây lại đúng dạng… cái lò gạch ở giữa ngã năm để “bảo tồn”? (bác nào không tin, cứ lên Tuyên Quang mà xem). Chắc vài trăm năm nữa nó sẽ lại là di tích cổ thôi mà, vậy thì sá gì cây cầu mới có 124 năm tuổi?” - Phuonglee:  Phuonglee575@gmail.com

 

“Rất nhiều nước trên thế giới thực hiện bảo tồn và phát triển có được kết quả rất tốt, hợp cảnh quan và thuận lòng dân. Tôi nghĩ chúng ta nên học tập các nước đi trước. Ví dụ như ở Hoa Kỳ, tuyến đường sắt cũ là tuyến phố đi bộ có những vườn hoa nhỏ, kios quà lưu niệm, dịch vụ du lịch... Còn tuyến giao thông ở các đô thị lớn hầu hết là nhà ga xe lửa, tuyến xe buýt đường dài, sân bay cần phải đưa ra ngoài thành phố để giảm áp lực giao thông nội đô, tăng cường giao thông công cộng trong thành phố. Ở ta HN đã bị quá tải, vì vậy tôi đề nghị không nên quy hoạch nhỏ lẻ như hiện nay mà cần có quy hoạch tổng thể cho một Thủ đô hiện đại cho thế kỷ 22” - Hùng Anh:  Nguyenhunganh3000@gmail.com

 

“Kinh nghiệm xương máu của thành phố Dresden (Đức):  Tổ chức UNESCO đã công nhận Thung lũng Elbe ở Dresden là một di sản thế giới vào năm 2004. Sau khi được đưa vào danh sách các di sản thế giới bị đe dọa vào năm 2006, thung lũng này đã đã để mất danh hiệu vào năm 2009 do việc xây dựng chiếc cầu mới Waldschlößchenbrücke, khiến cho đây là di sản thế giới thứ hai bị tước danh hiệu. UNESCO đã tuyên bố vào năm 2006 rằng cây cầu mới sẽ phá hủy cảnh quan văn hóa. Các nỗ lực pháp lý của hội đồng thành phố nhằm ngăn chặn việc xây dựng cây cầu đã thất bại. (xem Wikipedia).
 

Với HN,  phố cổ và chiếc cầu Long Biên (hay cầu Doumer - nguyên bản) đã đi liền với nhau. Phố cổ Hà Nội và cầu Long Biên không là di sản thế giới, song là di sản của người HN và những người yêu HN. Có thể cây cầu hiện trạng còn nhếch nhác và bị hư hỏng do chiến tranh, nhưng chúng ta chưa thể làm tốt hơn thì để thế hệ con cháu chúng ta sửa lại theo nguyên bản. Vậy chúng tôi đề nghị phải giữ bằng được chiếc cầu xuyên thế kỷ quan trọng này. Đề nghị xây chiếc cầu mới cách xa để tránh làm hỏng cảnh quan của cây cầu cũ” - Nguyễn Trung Dũng:  ntdzung990@gmail.com

 

“Cây cầu sông Kwai ở Thái Lan có là gì so với cầu Long Biên ở HN,  thế mà  họ làm nơi du lịch hái ra khá là nhiều tiền. Sao ta lại phá cầu đi? Bài học kinh nghiệm về cầu Hiền Lương còn đó… Con sông Hồng dài thế mà không có một chỗ xây thêm cầu??? Đà Nẵng với con sông Hàn cũng khá rộng, mà trong thời gian ngắn đã có 8 cây cầu bắc ngang và chuẩn bị có cây cầu đi bộ thứ 9 để trở thành "Cửu Long". Sao ở Thủ đô lại khó quá vậy?” - Nguyễn Tăng Miên:  nguyentangmien@yahoo.com

 
(ảnh: Alex Stoen)
(ảnh: Alex Stoen)
 

Và lời nhắc nhở vẫn được lặp đi lặp lại với N:

 

“Đừng để sai lầm lần nữa, HN ơi! Các bạn có biết sai lầm trước đó của HN là gì không? Là quyết định bóc bỏ đường tàu điện và… Trong khi các nước tiên tiến họ vẫn giữ lại tàu điện đấy… Đừng để rồi phố cổ cũng sẽ bị đề xuất dỡ bỏ dần đi nhé!” - Germanmi:  germanmi@yahoo.de

 

Khánh Tùng