Giải "bài toán" xe đạp: Đi chơi - dễ, đi thật- khó!

(Dân trí) - Ủng hộ phương pháp sử dụng xe đạp để thân thiện với môi trường. Nhưng ý kiến của đa số người dân vẫn cho rằng cần lui lại, chờ khi cơ sở hạ tầng giao thông được cải thiện hơn mới tăng tính khả thi cho việc phát triển xe đạp thay thế xe máy.

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)

 

Mục đích và phương tiện

 

Mục đích đặt ra là quá đúng, điều này ai cũng nhận thấy từ rất lâu rồi bởi những hệ lụy do con người gây ra với môi trường đã khiến chính chúng ta phải gánh chịu trước hết. Nhưng nói đi vẫn phải nói lại. Xe máy không thể tự nhiên xuất hiện và rồi ngày càng phát triển tới mức… đè bẹp mọi nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông của VN như hiện nay. Cái gọi là xã hội xe đạp ngày xưa cũng không thể tự nhiên gần như biến mất, để bây giờ lại phải nỗ lực hô hào đưa trở lại với đời sống…

 

Biết chắc mình sẽ là mục tiêu thí điểm, nhiều người dân càng không thể đồng tình với cách lý giải rằng mục tiêu là để “hạn chế phương tiện cá nhân”, mà Sở GTVT Hà Nội đề ra để chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai đề án thí điểm dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng.

 

“Tôi là người thích xe đạp hơn tất cả các phương tiện  khác, nhưng các bác nghĩ sao mà đưa ra phương án này, vì theo tôi  nó không phù hợp tất cả phương diện trên đất nước VN chúng ta?” - Nguyễn Đức Tuân: tuanmeo2010@uyahoo.com.vn

 

“Nếu nói đi xe đạp trong thành phố nhằm giảm ô nhiễm môi trường là hợp lý. Còn nếu nói đi xe đạp trong thành phố làm giảm ùn tắc giao thông là hoàn toàn không có cơ sở vì xe đạp lưu thông với vận tốc nhỏ, nên không có tác dụng trong việc giảm ùn tắc giao thông. Ngược lại, nếu trong giờ cao điểm xe đạp sẽ càng làm cản trở giao thông” - Phạm Thị Thanh:  thanh_hoa1299@yahoo.com

 

“Hệ thống xe đạp này đã được thực hiện ở nhiều thành phố ở Pháp từ lâu. Nhưng trong những thành phố đó hệ thống giao thông công cộng rất hoàn thiện, có cả metro lẫn xe buýt, trên đường không nhiều xe cộ như ở VN. Thấy người ta làm được, ta chắc cũng muốn làm theo, nhưng mục đích người ta làm để giảm ô nhiễm chứ không phải để giảm tắc đường. Dự án này, theo tôi, có lẽ chỉ tốt cho mấy ông tây ba lô” - Nguyen Thanh Khuê: nguyenthanhkhue07@yahoo.fr

 

“Ở các nước phát triển, đường sá thông thoáng nên đi xe đạp an toàn và chủ yếu để góp phần bảo vệ môi trường. Còn ở VN, đang đi ô tô mà  chuyển sang đi xe máy hay xe đạp là thấy sợ ngay. Hơn nữa xe đạp để ở chỗ nào? Chi phí bao nhiêu? Chất lượng có đi được hay không, hay 3 bữa thì thủng săm, thủng lốp, hỏng phanh?....Mỗi người xuống đường đi xe đạp đều tốn khoảng không như đi xe máy, mà xe máy còn chở được 2 người chứ mấy ai chở xe đạp đi 2 người bây giờ? Hỏi rằng như vậy nhằm mục địch gì: giảm ùn tắc giao thông hay bảo vệ môi trường? Tôi lo rằng hiệu quả = 0 mà tốn kém = nhiều!” - Lê Hanh:  hanhle@gmail.com

 

 “Thực ra các bác cứ đưa dự thảo và triển khai thí điểm thì cũng không có gì sai. Tôi thấy chỉ khổ mọi người ở những nơi thí điểm thôi... Mục đích chính là giảm ô nhiễm thì tốt quá rồi, còn nói để hạn chế phương tiện thì theo tôi, các bác lại nhầm đấy.... Để giảm bớt người và phương tiện, tôi nghĩ nên dời các trường đại học, cao đẳng ra các tỉnh lân cận là hay nhất. Tất nhiên không thể nói cái làm ngay được, nhưng trước có nghe rồi mà lâu nay chưa thấy triển khai được gì?” - Trọng:  dangquangtrongytb@gmail.com
 
Phong trào rèn luyện bằng đạp xe quanh hồ Tây (ảnh: Hữu Nghị)
Phong trào rèn luyện bằng đạp xe quanh hồ Tây (ảnh: Hữu Nghị)

 

Từ thí điểm tới đi vào cuộc sống

 

Mục đích tốt nhưng phương tiện có thể phù hợp với nước ngoài, lại chưa phù hợp với điều kiện VN. Vì vậy, kiến nghị của dân vẫn là: Cán bộ gương mẫu thực hiện trước, nếu hiệu quả tốt thì dân chúng sẽ vui vẻ tiếp bước theo sau. Hoặc cũng có thể thí điểm dần theo lộ trình mà dân thấy phù hợp với thực tế VN hơn, cũng dễ chấp nhận hơn…

 

“Đề nghị người nào ban hành thì làm gương trước để người dân noi theo” - Binh:  baotuandh@gmail.com

 

 “Tôi dự đoán: rồi thế nào mấy vị ra luật với tham mưu cũng làm gương, có thể bằng cách 1 ngày hoặc lâu hơn… là 1 tuần đi xe đạp… cho mọi người biết. Sau đó là lại ngồi ôtô cho đỡ đạp xe nóng người và bụi bặm... cho mà xem. Tôi thấy cũng giống như… phim VN, chưa xem đến đoạn giữa đã biết… đoạn cuối” - Bạn đọc: 123@yahoo.com

 

“Theo mình thì các tuyến phố nhỏ dành cho du lịch, nên đi lại bằng xe đạp điện... Xe đạp điện cũng là giải pháp khá hay: giảm tiếng ồn cho khu phố, tránh ô nhiễm môi trường, vận tốc cũng tương đối... Đây là ý kiến cá nhân góp phần xanh - sạch cho đô thị” - Trưởng thôn:  truongthondideple@gmail.com

 

“Tôi thấy đề án đưa xe đạp vào để thay thế phương tiện giao thông trong thời điểm này là chưa khả thi, lại gây tốn kém. Nào là bãi đỗ xe cho ô tô, xe máy. Những người trong nội thành có ô tô xe máy lại ở nơi chỉ được đi xe đạp, không lẽ phải mang gửi xe rồi thuê xe đạp để đi làm hoặc về nhà? Biết bao chi phí không đáng. Rồi cuối cùng thì chỉ chết người dân phải đóng các loại phí. Cứ ra đường thì thấy đi xe máy nguy hiểm hơn đi ô tô, nhưng còn an toàn hơn đi xe đạp. Người dân không sợ đóng phí, chỉ sợ đóng tiền rồi lại như ném đá ao bèo!” - Tiến Lợi:  mailto:tienloihabeco@gmail.comm

 

“Thuê xe đạp chỉ khả thi trong các trường hợp như sau:

 

+ Thứ nhất: Phương tịện công cộng đã phát triển tại các bến đỗ xe buýt, bến xe điện có điểm thuê xe để di chuyển đến các địa điểm không có bến xe buýt, để thuận tiện cho giao thông.

 

+ Thứ 2: nếu các tuyến phố cấm xe cơ giới thì phải di chuyển bằng xe đạp.

 

+ Thứ 3: phải phát triển phương tiện công cộng trước, thuê xe đạp là dành cho những người không đi được phương tiện công cộng. Tại các nước phát triển, trạm xe buýt luôn luôn có bảng điện tử thông báo tuyến xe bạn cần đi còn bao nhiêu phút nữa sẽ có xe. Đảm bảo cho người đi xe buýt biết thời gian đợi xe là bao nhiêu? có bị chậm giờ không? Ở VN bao giờ làm được điều này sẽ có nhiều người đi xe buyt” - Tran Thi Thanh:  thanhtran200571@yahoo.com

 

Giải pháp xe đạp khá hay, nhưng đưa nó (trở lại) đi vào cuộc sống e rằng lại thêm một "bài toán" khó cho dân ta quá

 

Khánh Tùng