Cầu Long Biên - Biểu tượng vô giá!

(Dân trí) - Tình yêu và nỗi lo lắng cho sự tồn tại của cây cầu Long Biên lại một lần nữa được bao người dân bày tỏ trong thông điệp đầu năm mới, xoay quanh 3 phương án được Bộ GTVT đưa ra với số phận cây cầu lịch sử đã hơn 100 năm tuổi này.

Cầu Long Biên được coi là nhân chứng lịch sử của người Hà Nội
Cầu Long Biên được coi là nhân chứng lịch sử của người Hà Nội
 

Bảo tàng sống
 

Cầu Long Biên  - cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, do Pháp xây dựng từ năm 1898 -1902 đã gắn bó như máu thịt trong tâm tư, tình cảm của bao thế hệ người VN. Để rồi “dù có đi bốn phương trời/ lòng vẫn nhớ về Hà Nội” với “Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây/Đây lắng hồn núi sông ngàn năm…” Trên sóng nước sông Hồng đỏ lựng phù sa, không thể thiếu vắng dáng hình cây cầu ghi dấu bao kỷ niệm, hồi ức, tình yêu và nỗi nhớ:

 

“HN ngoài hồ Gươm và Tháp Rùa ra thì cầu Long Biên luôn là một biểu tượng của Thủ đô, nhất là với khách thập phương khi ghé thăm HN. Đây là nơi chứng kiến lịch sử phát triển của HN, nơi bao người con đã anh dũng hi sinh để bảo vệ cây cầu. Vậy mà nay lại di dời, tháo bỏ thì thật là… hết lời để nói... Tại sao lại không xây dựng một cây cầu đường sắt ở phía trên thượng nguồn, cách cầu Long Biên khoảng 500m. Chưa nói đến việc tốn kém tiền của dân, nhưng chắc chắn sẽ tổn hại đến các di tích lịch sử... Nếu dự án di dời hoặc “phá bỏ” cầu Long Biên mà được phê duyệt, thì tôi lo rằng sẽ có ngày Tháp Rùa cũng được đề xuất chuyển đi nơi khác mât thôi???” - VDH: vdh2468@gmail.com

 

“Người HN đi xa, ai cũng nao lòng nhớ Tháp Rùa Hồ Gươm và những nhịp cầu Long Biên đến cháy gan cháy ruột. Bất cứ ai định phá dỡ cầu Long Biên, tôi đều phản đối, nghìn lần phản đối! Còn nhớ  hồi những năm 80 Chính phủ Pháp đã đưa ra đề nghị được chi phí toàn bộ để phục hồi nguyên trạng cầu Long Biên đúng với thiết kế ban đầu của tháp Eiffel, nhưng VN đã không cho. Giờ đây nếu có kinh phí, tôi mong Bộ GTVT VN hãy mời Bộ GTVT Pháp phối hợp tham gia phục chế nguyên trạng cây cầu lịch sử này vì nó còn là một kiệt tác của nhân loại - cây cầu đẹp nhất của VN! Nhiều thế hệ sau này sẽ biết ơn các vị” - Binh Hoang Phuoc: binhhoangphuoc@gmail.com

 

“Cầu Long Biên là một phần lịch sử của Thủ đô, của đất nước. Nếu cần thì bộ GTVT cứ việc xây cầu mới, nhưng không được động đến cầu Long Biên. Mặc dù vấn đề tài chính rất quan trọng, nhưng không đến mức để chúng ta phải đập bỏ đi một biểu tượng lịch sử truyền thống hàng trăm năm nay để phát triển kinh tế. Nếu cứ vì phát triển thì sau này có lẽ người dân chúng ta sẽ phải lên... Sóc Sơn để ngắm Hồ Gươm chăng?” - Nguyễn Phương Đông:  nphuongdong@yahoo.com

 

“Cầu Long Biên là một phần lịch sử của HN, là ký ức hào hùng của bao thế hệ, là một nét văn hóa của thủ đô. Nên nếu di dời hoặc cải tạo thay đổi dù có ý bảo tồn, cũng không thể nào so sánh được với  việc giữ nguyên như hiện tại. Nên theo tôi, nên xây 1 cây cầu mới bên cạnh hoặc chọn một vị trí thích hợp. Còn cây cầu Long Biên hiện tại nên để cho người đi bộ, phương tiện xe máy, xe thô sơ qua lại” - Châu Thương:  Chauthuongnatl@gmail.com 

 

“Là người từng sống HN và đi qua cầu Long Biên bằng nhiều phương tiện: xe đạp, đi bộ, xe khách, tàu hỏa, từ năm 1971 nên tôi rất yêu quý cây cầu này.  Theo tôi, nên giữ cầu Long Biên nguyên bản như cũ làm thắng cảnh và biểu tượng của HN. Lập mới tuyến đường sắt - bộ khác, có thể nắn tuyến đường để tránh tốn kém. Thế vẫn còn hơn sau này muốn phục dựng lại còn tốn kém hơn và vẫn đã làm mất ý nghĩa của cây cầu. Tôi đã đọc tấm biển ở mố cầu phía bờ Bắc cầu xây dựng 1899 hoàn thành 1902 - do Nhà thiết kế  Eiffel (người thiết kế tháp Eiffel nổi tiếng ở thủ đô Paris, Pháp)” - Hải Tú:  hai@yahoo.com
 
Cây cầu gần 100 năm tuổi đang bị xuống cấp nghiêm trọng (ảnh: Quang Phong)
Cây cầu hơn 100 năm tuổi đang bị xuống cấp nghiêm trọng (ảnh: Quang Phong)

 

Đừng để rồi lại tiếc nuối!

 

Thông điệp mạnh mẽ đó vẫn luôn được đại đa số người dân cả nước nói chung và Thủ đô HN nói riêng nhấn mạnh mỗi khi phải lên tiếng bàn luận về mỗi thông tin liên quan tới cây cầu nặng nghĩa, nặng tình với lịch sử đất nước, với bao thế hệ người dân nước Việt. Dù cũng có một số ý kiến ủng hộ 1 trong 3 phương án hoặc lý giải thêm cho ý tưởng của Bộ GTVT:

 

“… Đã có phương án xây dựng cầu mới cách cầu cũ 183m về phía thượng lưu và giữ lại cầu cũ. Nhưng do khâu giải phóng mặt bằng sẽ rất phức tạp bởi số lượng hộ dân 2 bên đầu cầu phải di dời là rất lớn, kéo theo chi phí giải phóng mặt bằng bị đẩy lên cao hơn nhiều…” - Linh Phuoc:  dangtuantu352@gmail.com

 

“Các bạn không đọc kĩ rồi. Tại cái đường sắt có mỗi chỗ đó là đẹp thôi, mà cầu cũ rồi nên chuyển sang bảo tàng. Nếu xây cầu chỗ khác thì giao thông lại phải thay đổi, còn lằng nhằng hơn” - Cong dan Viet:  thitthonaume1945@gmail.com

 

“Xây bên cạnh sẽ vướng phải vấn đề về đường dẫn lên cầu, giải phóng mặt bằng,... vô cùng phức tạp và  tốn kém” - Tuan Anh:  tuananh213@gmail.com

 

“Tôi thấy phương án gì thì tóm lại vẫn là muốn xây cầu mới tại vị trí cũ. Tôi nghĩ điều đó là không nên. Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử không phải chỉ vì tuổi thọ, vì 9 nhịp cầu mà còn bởi không gian, kiến trúc đường dẫn lên cầu. Vì thế không thể di chuyển hay xây lại được.  Chúng ta phải bảo vệ, bảo tồn bảo tàng sống này nguyên vẹn cho các thế hệ sau!” - Nguyễn:  thachanh_35@yahoo.com.vn

 

“Đã là bảo tồn, bảo tàng thi phải giữ nguyên được hình dáng, hiện trạng và cả vị trí thì giá trị mới cao. Xây cầu mới ra chỗ khác dù có tốn kém cho giải phóng mặt bằng hơn thì làm vậy vẫn hơn, nhất là về giá trị. Tương tự như 1 ngôi chùa có đổ tiền vào trùng tu tôn tạo, nhưng nếu chuyển ra chỗ khác thì cũng không thể giá trị được như ở trên nền đất cũ nữa rồi” - Lê Thêm: levanthem2000@yahoo.com

 

“1/. Cây cầu trăm năm, nếu phá đi để chuyển địa điểm khác...nó sẽ không còn chính là cầu đấy nữa. Nên nhớ rằng các bài học giá trị lịch sử mà HN đã phá bỏ đi rồi lại tiếc nuối như: tàu điện, các cổng ở các cửa ô thời xưa.....

 

2/. Xây cầu mới là cầu mới chứ không còn là Cầu Long Biên nữa rồi!

 

3/. Phương án hay là xây đường vòng tránh, chứ xây thêm 1 cầu mới sẽ làm mất đi không gian, kiến trúc của cầu cũ, mất đi cái giá trị của cây cầu lịch sử... Cầu mới nó thể sẽ làm lu mờ cầu cũ hay ngược lại sẽ không bao giờ bằng cầu cũ” - GT:  danmanhtn@gmail.com

 

“Không !!! Sao lại làm theo cách vậy!?! Một chứng nhân, một kỷ vật... Sao có thể cứ muốn cái mới là chỉ 1 cách xoá cái cũ rồi “đè” lên ??? Có nhiều phương án hay hơn, hiệu quả hơn mà!” - Hanh Dinh:  dhhanh2003@yahoo.com

 

Kiều Anh