Ý kiến Giáo viên

9 kiến nghị cụ thể về cải cách giáo dục

Đừng con hát mẹ khen hay, kiểu tự sướng “ta đã bổ túc nhiều thạc sỹ ,tiến sỹ vượt chỉ tiêu” mà phải hỏi người đào tạo thạc sỹ đã làm hơn người cử nhân những gì? Còn việc đào tạo cứ đào tạo, nếu các trường đại học chuyên nghiệp chỉ biết đào tạo ra bằng cấp mà không biết gắn kịp với thực tế là một sai lầm lãng phí vô cùng lớn

Minh họa: Ngọc diệp
Minh họa: Ngọc diệp

Tôi băn khoăn rất nhiều về giáo dục nhưng cũng ngại nói, góp ý vì e rằng chẳng đi đến đâu. Có lần hội thảo cải cách giáo dục tôi cũng có ý kiến, nhưng không đi đến đâu. Khi có ý kiến của tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Tôi sẽ thành tâm lắng nghe và tạo điều kiện các bậc cao minh,trí giả cũng như người dân bình thường đều có thể hiến kế hoặc đưa suy nghĩ tâm huyết về giáo dục.” nên tôi mạn dạn một số ý kiến sau đây:

Theo tôi, Bộ Giáo dục và Đào tạo dám đương đầu với sự thật nhìn thẳng vào thực tế, không hình thức, không bao biện, áp đặt nữa. Không ai không thừa nhận nền giáo dục đang đi lên dân trí cao hơn nhiều, người học vấn cao hơn, giỏi hơn. Đó rất đúng khi ta so sánh giáo dục bây gờ với năm 60. Mà ta phải nhìn nhận giáo dục của ta bây giờ với các nước khác hơn họ cái gì, kém họ các gì, về lý tưởng còn hay mất, kỹ năng lao đông đã đáp ứng sự phát triển kinh tế chưa?

Đừng con hát mẹ khen hay, kiểu tự sướng “ta đã bổ túc nhiều thạc sỹ ,tiến sỹ vượt chỉ tiêu” mà phải hỏi người đào tạo thạc sỹ đã làm hơn người cử nhân những gì? Còn việc đào tạo cứ đào tạo, nếu các trường đại học chuyên nghiệp chỉ biết đào tạo ra bằng cấp mà không biết gắn kịp với thực tế là một sai lầm lãng phí vô cùng lớn. Một số trường có xu hướng như thế. Đào tạo ra không làm được công việc ngay phải đi học hàm thụ năm sáu tháng nữa. khi ra làm thấy việc không được học.

Tôi đề nghị các trường chuyên nghiệp dạy phải gắn với thực tế, xem kinh tế xã hội cần gì?

Hiện tại xã hội nền phát triển cần gì thì đào tạo gắn cái đó, phải dự báo sự phát triển ít nhất 4 đến 5 năm thì mới kịp triển khai. Không vì chạy theo “đổi mới tư duy” mà làm . Đừng dạy quá nhiều lý thuyết, nguyên lý xa xôi mang tính hàm lâm xa rời thực tế. Các trường đại học chuyên nghiệp yêu cầu giáo viên phải xuống doanh nghiệp, xuống công trường xem họ cần cái gì? kết hợp khai thác kinh nghiệm và kiến thức của các nước tiên tiến để xây dựng bộ sách giáo trình giảng dạy, không thể mang bộ sách giáo trình giảng dạy cách đây 15 năm giảng dạy như nguyên, không thay đổi gì thì không đáp ứng được.

Theo tôi 2 năm đầu dạy cho học sinh lý thuyết, nguyên lý chung cơ bản nâng cao. 1,5 năm sau dạy học sinh học các thao tác công việc cụ thể . 0,5 năm sau dạy cho học sinh luật, cách quản lý, tư cách trách nhiệm nghĩa vụ công dân.

Bộ không nên chỉ đạo theo ngẫu hứng. Năm nay phải “đổi mới” kiểu như thông tư 30 Bộ nói khả thi, quán triệt thực hiện. Nếu có ý kiến không đồng tình thì bị thanh tra ngay. Thôi kiểu mũ ny che tai qua ngày hết tháng. Nếu đồng chí nào của Bộ GD&ĐT vi hành xuống làm như một giáo viên độ một học kỳ thôi xem dự án có khả thi không? một lớp 35 đến 40 em mà mỗi bài kiểm tra yêu cầu đánh giá bằng lời Trình độ, mức học, thái độ, kỹ năng ….còn thời gian đâu mà nghiên cứu soạn bài. Trước kia cho thang điểm 10 vừa mã hóa đánh giá năng lực kỹ năng làm bài của học sinh vừa đơn giản vừa chính xác.Vì điều không tưởng nên buộc giáo viên làm việc hình thức chống đối . Bây gờ Bộ GD&ĐT vẫn còn dùng thang điểm 20, thang điểm 100 và chia nhỏ điếm 0,25 điểm. Nhìn vào thang điểm biết học sinh ở mức độ nào. Nếu đáng giá theo chỉ thị 30 thì bố mẹ và thày cô khác cũng chịu chết chỉ biết chung chung. Cũng giống như sai lầm cải cách về chữ viết làm hỏng một thế hệ học sinh. Nhà cải cách lý giải: chữ viết là thông tin ngôn ngữ trao đổi giữa người với người miễn nhanh và hiểu được không cần đẹp. Thực chất chữ viết cứ gạch - gạch - viết phải nhắc bút viết không nhanh hơn như viết kiểu cũ liền nét, vì gạch nhiều âm không phân biệt được như âm : p r i t h l b u n … tạo thành tổ “chim bồ các kà kiêng”.

Về chương trình bộ chỉ đạo chung xong, nhiều ý kiến thì Bộ thả lỏng dạy từ 20 tháng 8 đến cuối tháng 9 mới nhận chỉ thị các giáo viên nào dạy lớp nào, tự xây dựng chương trình lớp ấy , mỗi lớp có mục tiêu khác nhau, cách dạy phương pháp khác nhau mà bình quân 17 tiết soạn. 17 giáo án kiểu như vậy giáo viên chỉ đi coppy mà thôi. Cho nên tôi đề nghị Bộ có chương trình chuẩn chung 90% còn 10% thì mềm hóa để từng trường từng đia phương có thể tăng, giảm nâng cao kiến thức cho phù hợp. Bộ phải có bộ sách giáo khoa chuẩn cho cả nước, còn sách GK tham khảo có thể viết cách khác nhau nhưng bộ phải quản lý nội dung và chịu trách nhiệm. Không còn kiểu nội dung: có 5 ngón tay chặt 1 ngón còn mấy ngón hay giáo dục học sinh lòng dũng cảm bừng cáchdạy các em đi trên mảnh thủy tinh đập vỡ.

Tô xin đề nghị với Bộ :

1) Bỏ thông tư 30

2) Không bắt buộc học sinh khối THPT học nghề mất 108 tiết . Mà có cả học sinh sinh nam học nghề thêu, học sinh học nghề nông, ép buộc không phù hợp thiết thực chỉ cần cho học sinh khối THPT học 8 tiết cách mắc điện sử dụng thông thường điện, lồng vào môn KTCN.

3) không yêu cầu Giáo viên Giáo dục công dân nhận xét tất cả từng em một ( GV Giáo dục công dân là một môn khoa học chỉ dạy 1 tiết / tuần).

4 ) Giảm giờ giáo dục kỹ năng sống, nên lồng nội dung vào tiết sinh hoạt và hoạt động Đoàn.

5) Không nên nói khen nhiều chê ít mà nên khen chê đúng mức, phải phê bình hành động sai, ý thức kém, nếu không dẫn đến học sinh bây giờ sai đúng không phân biệt được (khi g/v nhắc h/s không học bài, không ghi chép, nói tục … thì h/s quát lại thày cô, nói cùn với thày cô.)

5) Bỏ thi tốt nghiệp phổ thông trung học để sở kết hợp với trường xét, chỉ tổ chức thi đại học

6) Các trường không được thu tiền ngoài quy định, sai hiệu trưởng chịu trách nhiệm .

7 Không lạm dụng xã hội hóa để kinh doanh trên giáo dục. không ép Hội Phụ huynh đứng ra thu tiền hộ.

8) Bộ thống kê tỷ lệ sinh viên thất nghiệp, cải cách mạnh cách đào tạo các trường đại học chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tế xã hội .

9) Không nặng thành tích mà đổi mới đánh giá xem nhà trường, cá nhân đã làm gì đáp ứng yêu cầu công việc, nhiệm vụ được giao đến mức nào.

Nhà giáo Hoàng Viết Nam

(Lạng Giang - Bắc Giang)