“Lên đời” cho những chiếc quạt

Từng học kế toán và có công việc ổn định tại cơ quan nhà nước nhưng sau cùng Nghệ nhân Lân Tuyết lại gắn bó với nghề làm quạt truyền thống.

“Lên đời” cho những chiếc quạt
Nghệ nhân Lân Tuyết đang hướng dẫn các sinh viên thực tập về văn hóa truyền thống của chiếc quạt nghệ thuật làm tay.

Thân sinh của bà Tuyết là cụ Nguyễn Đức Lân - Nghệ nhân làng quạt giấy xã ChàngȠSơn, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Bà Tuyết kể: Ngay từ nhỏ tôi đã phụ giúp cha những việc vặt để học nghề.

Năm lên 8 tuổi, sau một trận ốm “thập tử nhất sinh”, tôi bị liệt một chân, đi lại khó khăn và cũng chính vì thế đã thay đổi suy nghĩ của chaȠtôi về việc truyền nghề cho tôi.

“Học hết THPT, tôi được tham gia lớp học trung cấp kế toán, sau đó về làm việc cho công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ. Thời gian làm việc ở đây tôi được tiếp xúc với các mặt hàng mỹ nghệ trong nước và nước ngoài.ȠRồi tôi chợt nhận ra quạt giấy làng Chàng chẳng còn ai tiếp nối nghề, thế là tôi lại lặn lội về với quê hương, học lại nghề...” - bà Lân Tuyết nhớ lại.

Về quê, bà bắt tay vào việc nghiên cứu nâng giá trị chiếc quạt thành sản phẩm nghệ thuật. ɂà nghiên cứu tranh Đông Hồ, thăm chùa chiền, tháp cổ và tìm đến nghệ nhân của các làng nghề truyền thống như Canh Hoạch (Hà Tây), Đào Xá (Hưng Yên) để học hỏi cách pha màu, kỹ thuật tạo dáng, nguyên liệu làm quạt và cách phối phong cảnh trên quạt... <ȯp>

Đối với Nghệ nhân Lân Tuyết, mỗi sản phẩm ra đời là kết quả của sự lao động trí óc vất vả. Bà chia sẻ: Làm quạt nghệ thuật, người làm nghề phải trăn trở suy nghĩ từ mẫu mã, chất liệu đến chủ đề của từng hình ảnh trang trí.

“Ví như cɨiếc quạt mát cầm tay bình thường, để trở thành một bức tranh quạt nghệ thuật thì người làm nghề phải bám chắc phong cách dân gian, thể hiện phong phú về sắc màu, đề tài; chất liệu mộc mạc nhưng phải hiện đại.

Khi đó sản phẩm mới có thể làm ɤuyên trên tay các phu nhân, nghệ sĩ trên sân khấu, trong các cuộc biểu diễn thời trang và là vật trang trí xinh xắn, lạ mắt trong nhà” - bà Lân Tuyết nói.

Hiện nay, khách trong và ngoài nước rất ưa chuộng những sản phẩm quạt của Nghệ nhân LânȠTuyết, sản phẩm của bà đã được xuất khẩu sang các thị trường châu Á như: Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc...

Đến với xưởng sản xuất quạt giấy của Nghệ nhân Nguyễn Lân Tuyết tại con ngõ nhỏ phố Văn Chương, chúng tôi thấy các học viênȠđang say sưa học nghề và trong số 20 người đó thì có đến ½ là trẻ khuyết tật.

Nghệ nhân Lân Tuyết bộc bạch: Các em đến học nghề không chỉ riêng con cháu làng Chàng mà có cả các cháu từ rất xa như Nghệ An, Quảng Bình, Đồng Nai…

“Cáɣ em đến từ các vùng có khu du lịch trọng điểm, vì sản phẩm thủ công bán được cho khách du lịch nước ngoài. Các em không phải đóng tiền học phí mà còn được hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại. Riêng với những trẻ khuyết tật, tôi trực tiếp về địa phương truyền nghề khi các em tập trung đủ thành một lớp từ 25 - 35 người”- bà Lân Tuyết khẳng định.

Hơn 20 năm làm nghề, Nghệ nhân Lân Tuyết đã dạy nghề miễn phí cho hàng ngàn trẻ khuyết tật trên cả nước, mỗi năm dạy cho khoảng 100 học viên. Những em sau khi ɨọc nghề muốn ở lại làm việc đều được bà nhận với mức lương 2 – 4 triệu đồng/người/tháng.

Theo Ngô Xuân/Báo Nông thôn Ngày nay