“Sống chung với mẹ chồng” bật mí chuyện hậu trường và sự cố hy hữu…

Vũ Trường Khoa là đạo diễn của những bộ phim truyền hình ăn khách về đề tài tâm lí gia đình, xã hội như Hôn nhân trong ngõ hẹp, Khi đàn ông góa vợ bật khóc và Sống chung với mẹ chồng.

Sức hấp dẫn của những tác phẩm đó là kịch bản đời sống chân thực, dàn diễn viên chuyên nghiệp chứ không phải cảnh nóng câu khách hay dàn chân dài nổi tiếng của showbiz. Đạo diễn chia sẻ câu chuyện hậu trường làm phim với một sự cố hi hữu ngoài ý muốn đã xảy ra.

Chạm đến câu chuyện muôn thuở mẹ chồng nàng dâu, bộ phim Sống chung với mẹ chồng tạo ra sức hút mạnh mẽ với nhiều tranh cãi trái chiều, anh đón nhận điều này thế nào?

Đối với phần lớn người châu Á, đề tài về gia đình luôn tạo nên sức hút riêng cho mỗi tác phẩm. Mặc dù trong xã hội ngày nay, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu đã có nhiều thay đổi nhưng những bất hòa, rắc rối vẫn luôn tồn tại. Trong bộ phim Sống chung với mẹ chồng không có nhân vật nào là chính diện hay phản diện.

Thay vào đó, bộ phim để khán giả tự suy ngẫm, tự lựa chọn họ nên đứng ở vị trí nào và phải làm sao để có cách sống phù hợp trong gia đình. Ngoài ra, tôi cũng muốn khán giả thấy người đàn ông trong gia đình có vai trò quan trọng như thế nào trong việc dung hòa mối quan hệ giữa mẹ chồng và vợ.

Đạo diễn Vũ Trường Khoa và ekip bộ phim “Sống chung với mẹ chồng”
Đạo diễn Vũ Trường Khoa và ekip bộ phim “Sống chung với mẹ chồng”

Bộ phim đã tạo hiệu ứng rất tốt, nhiều người quan tâm, nhưng đôi khi điều đó cũng không tránh khỏi việc mang đến những phiền toái cho các diễn viên. Không biết với đạo diễn Vũ Trường Khoa, anh có gặp sự cố ngoài ý muốn nào không?

Tôi cũng nghe các diễn viên nói chuyện về những sự cố vui vui, kiểu như NSND Lan Hương bị hàng xóm trêu rằng may mà con trai lấy vợ rồi không thì ế vợ… Bản thân tôi cũng có một sự cố đáng tiếc, ngoài ý muốn mà tôi muốn chia sẻ. Đoạn gần cuối tập 1 có cảnh mẹ chồng đến showroom Chăn ga gối đệm Hoàng Hải FOREVER mua 1 bộ chăn ga, nhưng khi mang về thì cô con dâu không đồng ý, chê bai. Bộ sản phẩm trên phim khi mua về lại không phải là của FOREVER mà là của nhãn hiệu khác…

Với cốt truyện đó, mà không xuất hiện logo của FOREVER thì không có vấn đề gì, tuy nhiên do sơ suất chúng tôi đã để lọt logo thương hiệu vào ống kính, chúng tôi sợ là sẽ có ảnh hưởng nhất định… Cũng may Hoàng Hải FOREVER là một thương hiệu nổi tiếng, có uy tín và được ưa chuộng nhiều năm, khách hàng hiểu rất rõ chất lượng của sản phẩm... Nhưng chúng tôi cũng muốn, một lần nữa được chia sẻ với thương hiệu và khán giả, đây chỉ là cốt truyện của phim. Ý nghĩa chính của đoạn phim này là nói đến sự khác biệt trong cách suy nghĩ của mẹ chồng và nàng dâu chứ không có ý nói về sản phẩm.

Cảnh trong tập 1 phim “Sống chung với mẹ chồng”
Cảnh trong tập 1 phim “Sống chung với mẹ chồng”

Đạo diễn có thể bật mí cách giải quyết ở phần cuối của bộ phim sẽ như thế nào?

Mỗi sự việc đều có nguyên nhân và kết quả của nó. Triết lí của người phương Đông là mọi thứ nên thuận theo dòng chảy của tự nhiên. Vậy thì, hãy nên giải quyết câu chuyện một cách nhẹ nhàng như vốn nó vẫn thế, theo cách cuộc sống tự nhiên vốn dĩ vẫn thế. Mọi diễn biến trong phim, của mỗi nhân vật đều có nhân có quả, gieo cái này sẽ phải gặt cái khác. Tôi khẳng định sẽ có sự đổ vỡ nhưng hãy để khán giả xem và cảm nhận những thông điệp trong phim một cách từ từ. Phim sẽ có kết thúc khá bất ngờ, khác với những câu chuyện mẹ chồng - nàng dâu từng xuất hiện trên màn hình. Đó là một cái kết thực tế, không tô vẽ và có thể xảy ra với bất kì gia đình nào.

Ở mảng đề tài tâm lí gia đình, xã hội, anh làm phim nào thành công phim đó, bí quyết của anh là gì?

Nghe có vẻ to tát nhưng với tôi cần nhất vẫn là đam mê của cảm xúc, sự tỉnh táo của một người biết nhìn tổng thể. Đam mê của người đạo diễn sẽ tạo hứng thú cho các thành viên trong đoàn làm phim, để có những cảnh quay tốt nhất, những trường đoạn cảm xúc nhất. Nhưng nếu sa đà vào cảm xúc mà không tính toán làm sao để cân đối các yếu tố trong làm phim thì cũng khiến bộ phim phát triển lệch hướng.

Vì vậy, phải luôn có lửa nhưng đồng thời phải cân đối tổng thể. Đó là vai trò của người nhạc trưởng - đạo diễn của một bộ phim. Hơn nữa, mỗi bộ phim dù ở đề tài nào, đều có một cách thể hiện, một giọng kể khác nhau. Quan trọng nhất, mình phải cảm nhận được mạch chảy của câu chuyện phim, điều cốt lõi là gì thì hướng khai thác sẽ tự bật ra. Ở đây không có công thức chung. Có thể thời điểm này, dòng phim về đề tài này đang ăn khách, đang được lòng khán giả nhưng ở thời điểm khác, lại là dạng phim khác. Chúng tôi làm phim bằng cảm nhận của trái tim, không phù hợp thì từ chối, nhưng đã làm thì phải tử tế.

Sau mỗi bộ phim, đạo diễn có cần khoảng thời gian lắng lại để refrest bản thân, sức sáng tạo cho sản phẩm mới?

Tôi đã làm phim truyền hình hơn 20 năm nay, không nhớ hết mình làm bao nhiêu phim. Mỗi bộ phim là một lần tôi dồn hết sức lực của mình, không phải để thỏa mãn bản thân mà làm sao càng có nhiều người đồng cảm với câu chuyện của mình thì càng tốt. Mỗi lần phim của tôi phát sóng, tôi lặng lẽ ra một quán cà phê nào đó xem và lắng nghe phản ứng của khán giả với bộ phim ra sao, khen chê điều gì, để rút kinh nghiệm cho những bộ phim sau. Lúc này, tôi cùng các đồng nghiệp đang trên trường quay của một bộ phim truyền hình dài tập mới, được tiếp tục với công việc mình yêu thích, tôi chỉ biết cố gắng hết mình để làm thật tốt.

Cảm ơn đạo diễn Vũ Trường Khoa!

Nguyên Bùi (Thực hiện)