Khám và điều trị bệnh lý giác mạc cùng chuyên gia Singapore tại FV

Ngày 12-8-2016, Bác sĩ Lim Li, Đồng trưởng khoa giác mạc của Trung tâm Mắt quốc gia Singapore (SNEC), sẽ đến khám và tư vấn cho bệnh nhân tại Khoa Mắt, Bệnh viện FV.

Cấy ghép tế bào gốc rìa giác mạc bị khiếm khuyết sau thương tổn

Chị M.H.L, 42 tuổi, là công nhân của một xưởng thủ công mỹ nghệ. Trong một lần làm việc, chị loay hoay mở tuýp keo dán sắt để hoàn tất mẫu hình đang làm dở cho khách. Vì tuýp keo khô đóng cứng phần đầu nên chị cố sức nặn, không may keo phọt nhanh ra ngoài và bắn cả vào mắt trái chị. Chị thét lên đau đớn, cả xưởng chạy lại và giúp chị sơ cứu rồi đưa vào bệnh viện địa phương.

Tại đây các bác sĩ xử lý tổn thương mắt cho chị. Dù không còn bỏng rát nữa nhưng suốt 6 tháng sau đó, mắt trái của chị L. vẫn không sao nhìn thấy rõ như trước, chị thường bị chói sáng và nhói đau. Thương chị gia cảnh neo đơn, lại còn bệnh tật, bà chủ xưởng đưa chị vào Bệnh viện FV thăm khám.

Khám và điều trị bệnh lý giác mạc cùng chuyên gia Singapore tại FV - 1

Tại đây, các bác sĩ Khoa Mắt Bệnh viện FV cho biết, chị sau những thương tổn của lần tai nạn đó, tế bào gốc của mắt chị L. đã bị hỏng và khiếm khuyết. Các bác sĩ FV gửi hồ sơ của chị L. sang cho bác sĩ Lim Li, Đồng Trưởng khoa Giác mạc và bác sĩ cấp cao của Trung tâm Mắt Quốc Gia Singapore (SNEC) để hội chẩn.

Nói về trường hợp của chị L., bác sĩ Lim Li cho biết: “Bệnh lý liên quan đến bề mặt nhãn cầu thường có nguyên nhân phổ biến là bỏng hóa chất cấp tính, đau mắt hột và hội chứng Steven’s Johnson. Bệnh nhân sẽ bị đỏ mắt, đau, sợ ánh sáng, nhạy cảm với những tác nhân lạ và thị lực kém. Sau khi khám cho chị L, chúng tôi quyết định dùng phương pháp Ghép kết mạc. Chúng tôi sẽ sử dụng các mảnh ghép lớn từ giác mạc của chính bệnh nhân để áp dụng điều trị tình trạng thiếu tế bào gốc rìa giác mạc. Ngoài phương pháp này còn có phương pháp ghép màng ối. Đây là một phương pháp được áp dụng để điều trị từng phần và phục hồi trạng thái suy yếu của bộ phận bề mặt nhãn cầu…”

Nhân giống tế bào gốc rìa giác mạc để cấy ghép

Ngoài ra, bác sĩ Lim Li còn cho biết hiện nay SNEC đã thực hiện nuôi cấy các mô giác mạc trong phòng thí nghiệm để nhân giống thành nhiều tế bào gốc cho việc cấy ghép. Đây là cải tiến mới nhất cho việc thay tế bào gốc. Với những tế bào được nuôi cấy thành công, bác sĩ có thể thực hiện ghép kết mạc sau khi nuôi dưỡng các tế bào kết mạc trên màng ối (AM), ghép rìa giác mạc được nuôi cấy, ghép tế bào gốc rìa giác mạc bằng cách nuôi cấy tế bào từ niêm mạc miệng vì tế bào tại đây có một vài đặc điểm tương tự với tế bào bề mặt mắt. Đây là phương pháp đặc biệt áp dụng cho tình trạng thiếu tế bào gốc rìa giác mạc nghiệm trọng hai bên mắt, khi tình trạng kết mạc không khỏe hay mô rìa giác mạc bị mất hoàn toàn.

Chị L. được Bệnh viện FV hỗ trợ, hướng dẫn để sang Singapore điều trị tại Trung tâm Mắt Quốc gia Singapore. Tại đây chị được đích thân bác sĩ Lim Li thực hiện ca ghép kết mạc. Hai tháng sau ca mổ, chị L. đã phục hồi 5/10 thị lực và tình trạng ngày càng được cải thiện. Chị L. vui mừng chia sẻ: “Nếu tôi bị mù mất một bên mắt tôi sẽ không thể tiếp tục làm việc và nuôi sống cha mẹ già. Không còn lời nào để tả về nỗi sung sướng của tôi khi tìm lại ánh sáng…”. Chị L. là một trong số những bệnh nhân được thực hiện cấy ghép giác mạc, tế bào gốc, mô rìa giác mạc tại SNEC theo chương trình hợp tác điều trị giữa Bệnh viện FV và SNEC.

Được biết, theo thống kê trong năm 2014, đã có 446 ca phẫu thuật ghép giác mạc được thực hiện tại Singapore, tới 362 ca đuợc làm tại SNEC, 80% trong số đó được điều trị bằng các kỹ thuật ghép giác mạc mới. Mảnh ghép của bệnh nhân được ghép giác mạc tại SNEC có thể duy trì hoạt động kéo dài ít nhất là 5 năm. Thị lực của bệnh nhân sau khi được ghép giác mạc tại SNEC đạt được ít nhất 6/12 hoặc tốt hơn.

​Bác sĩ Lim Li là chuyên gia trong lĩnh vực phẫu thuật ghép giác mạc với các phương pháp tiên tiến như ghép nội mô giác mạc, ghép giác mạc phiến, điều trị bệnh lý giác mạc hình chóp với phương pháp cross-linking ….

Để đặt hẹn khám bệnh, vui lòng liên hệ (08) 54 11 34 36 hoặc (08) 54 11 33 33, máy nhánh 2000.