Nhân lực quốc tế - Nhu cầu lớn của Canada trong tương lai gần

Sinh viên quốc tế, lao động nhập cư có tay nghề cao là nguồn cung chính để bù đắp thiếu hụt lao động tại Canada do nhu cầu phát triển của nền kinh tế và tình trạng dân số già tại quốc gia này.

Theo báo cáo của Hệ thống quản trị nghề nghiệp (Canadian Occupational Projection System – COPS) thuộc bộ Lao động và Phát triển xã hội Canada (Employment and Social Development Canada –ESDC), tính đến năm 2022 Canada cần thêm 5.8 triệu lao động để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và thay thế lao động nghỉ hưu. Trong đó, người Canada chỉ đáp ứng được tối đa 85% tổng nhu cầu lao động và 72% lao động trình độ cao – tức là nhóm lao động quản lý, trình độ đại học và trình độ cao đẳng (Skill Level 0, A, B).

 

Mặt khác, theo tổng cục thống kê Canada, dân số trên 65 tuổi của quốc gia này tính đến năm 2014 là 5,57 triệu người, chiếm 15,7% dân số và dự kiến tăng lên 9,66 triệu người, chiếm 23% dân số vào năm 2030. Điều này không những đặt Canada trước yêu cầu về các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi xã hội (ví dụ như y tế) mà còn về việc tìm kiếm lực lượng lao động đủ tiêu chuẩn từ bên ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.

 
Lao động quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng tại Canada
 

Cùng với vấn đề về tốc độ già hoá dân số, sự giới hạn của tài nguyên không tái tạo được là hai yếu tố quan trọng nhất tác động đến phát triển kinh tế của Canada, từ đó tác động đến các chính sách về giáo dục, việc làm quốc tế và nhập cư của nước này.

 

Là quốc gia có diện tích lớn rộng thứ hai thế giới, sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào chính phủ Canada đang có nhiều chính sách mạnh mẽ nhằm giảm phụ thuộc ngân sách vào ngành khai thác tài nguyên không tái tạo được – vốn là lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trong thế kỷ 20 cho tới những năm đầu thế kỷ 21.

 

Các ngành nghề có hàm lượng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn cho xã hội được chú trọng đầu tư về cả đào tạo nhân lực cũng như môi trường kinh doanh để đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững. Khối ngành này còn được gọi tắt là STEM (Science-Technology-Engineering-Maths), bao gồm các nhóm ngành cụ thể là: Khoa học – Công nghệ – Kỹ thuật - Toán.

 

Theo đó, nhóm ngành công nghệ chế tạo, sản xuất, kỹ thuật…được đặc biệt chú trọng để tạo giá trị gia tăng vượt trội cả về số lượng và chất lượng đồng thời giải quyết vấn đề dân số già của xã hội Canada. Cùng với chính sách thu hút nhân lực nước ngoài trình độ cao đến Canada, việc phát triển mạnh mẽ các nghành khối STEM là cơ hội thuận lợi đối với sinh viên quốc tế nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng. Điều này thể hiện qua những cơ hội lớn trong học tập, làm việc và định cư tại nước này.

 
Về cơ hội học tập
 

Về cơ hội học tập: Theo báo cáo giáo dục của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Liên Hợp Quốc (OECD) 2014, năm 2010 mức đầu tư trung bình của Canada cho mỗi sinh viên theo học các chương trình giáo dục sau trung học, không bao gồm phần nghiên cứu và phát triển là 23.226 USD, trong khi mức bình quân của các quốc gia OECD chỉ là 13.728 USD.

 

Theo tổng cục thống kê Canada, mức học phí trung bình 2014-2015 của sinh viên quốc tế theo học các chương trình cao đẳng, đại học tại đây là 20.447 CAD, trong khi các chương trình thạc sĩ, tiến sĩ là 13.934 CAD. Điều này thể hiện rõ ràng quan điểm về bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao, giáo dục theo sát nhu cầu phát triển kinh tế của Canada. Không chỉ có sinh viên bản địa mới được tài trợ mà sinh viên quốc tế cũng nhận được sự hỗ trợ lớn từ chính phủ. Các bậc học thạc sĩ, tiến sĩ nhận được đầu tư lớn từ ngân sách nhà nước về cả đào tạo và nghiên cứu để tạo tiền đề cho một lực lượng lao động chất lượng ngày càng cao.

 

Về cơ hội làm việc: Với chính sách cho phép làm việc trong quá trình đi học và từ một đến ba năm sau tốt nghiệp, Canada tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế hoà nhập sớm vào thị trường lao động nước này, từ đó có trải nghiệm xã hội tốt hơn, bồi dưỡng kiến thức thực tế và được thị trường chấp nhận để tiếp tục ở lại làm việc lâu dài. Cơ hội cạnh tranh công bằng về cơ hội việc làm cho người lao động nước ngoài cũng được chính phủ đặc biệt quan tâm khi tích cực xây dựng các tiện ích thiết thực tại cổng thông tin www.jobbank.gc.ca nhằm hướng dẫn công khai, minh bạch và đầy đủ, kết nối chặt chẽ giữa giáo dục và việc làm toàn quốc gia.

 

Về cơ hội định cư: Chương trình định cư diện tay nghề của Canada được triển khai từ những năm cuối 1960 nhưng thực sự phát triển mạnh mẽ sau năm 2002, khi luật Nhập cư và Bảo vệ tị nạn được thông qua với quan điểm ưu tiên người nhập cư tay nghề cao để phát triển kinh tế. Đặc biệt từ sau ngày 01/01/2015 khi hệ thống xét duyệt nhập cư Express Entry được đưa vào áp dụng với hệ thống xử lý thông tin toàn diện và nhanh chóng hơn đã tạo điều kiện lớn cho những lao động có tay nghề cao, khả năng chuyển đổi ngành nghề linh hoạt, được thị trường lao động Canada kiểm định và chấp nhận thông qua doanh nghiệp sử dụng lao động hoặc bảo lãnh tỉnh bang. Theo đó, sinh viên quốc tế tốt nghiệp các chương trình cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại đây có thể tham gia nhập cư tay nghề ngay sau khi tốt nghiệp mà chưa cần có kinh nghiệm việc làm.

 
Về cơ hội học tập
 

Để có thể xây dựng sự nghiệp vững chắc tại Canada, du học sinh cần được tư vấn hướng nghiệp đầy đủ để chuẩn bị cho mình một lộ trình Du học – Việc làm – Định cư toàn diện và hợp lý căn cứ trên điều kiện đặc thù của bản thân. Điều này yêu cầu du học sinh và gia đình cần nắm được thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời và được trao đổi, hỗ trợ thường xuyên để làm sáng tỏ các câu hỏi sau:

 

Nhóm câu hỏi 1 – Hướng nghiệp: Các chương trình định cư của Canada thế nào? Các ngành nghề nào cần lao động quốc tế cao tại Canada? Ngành nghề nào phù hợp với bản thân mình? Chính sách này sẽ được điều chỉnh thế nào trong tương lai?

 

Nhóm câu hỏi 2 – Lựa chọn cơ sở đào tạo: Cụ thể về mô tả công việc, quyền lợi, yêu cầu của ngành nghề lựa chọn thế nào? Có yêu cầu gì đặc biệt về giấy phép hành nghề hay không? Yêu cầu đào tạo thế nào? Cơ sở đào tạo nào cung cấp? Chương trình học nào, tại đâu phù hợp với bản thân mình?

 

Nhóm câu hỏi 3 – Chuẩn bị hồ sơ xin visa: Yêu cầu cụ thể của loại visa và giấy phép của mình là gì? So sánh với điều kiện hiện tại của bản thân thế nào? Cần giải pháp nào để chứng minh được rõ ràng mục đích du học thực sự và khả năng tài chính?

 

Nhằm giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có điều kiện được trao đổi thông tin về du học, việc làm, định cư tại Canada, chương trình Hỗ trợ Du học tổ chức hai hội thảo với các thông tin cụ thể như sau:

 
Hội thảo 01: Những ngành nghề có nhu cầu lao động nhập cư cao tại Canada
 

Hội thảo 01: Những ngành nghề có nhu cầu lao động nhập cư cao tại Canada

 

Thời gian hội thảo: 9h00 – 11h00 ngày 16 tháng 05 năm 2015

 

Thời gian checkin và nhận tài liệu: 8h30 – 9h00 ngày 16 tháng 05 năm 2015

 

Địa điểm hội thảo: Văn phòng chương trình Hỗ trợ du học, số 24B phố Chùa hà, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

 

Đăng ký tham gia: Quý vị có thể đăng ký tham gia bằng cách điền đầy đủ thông tin vào link sau: http://hotroduhoc.vn/dang-ky-tham-du-hoi-thao/?event_id=676

 

Hội thảo được tổ chức hoàn toàn miễn phí và giới hạn tối đa 50 người tham gia. Ban tổ chức sẽ đóng cổng đăng ký hoặc thông báo tới quý vị thời gian của những hội thảo tiếp theo có nội dung tương tự.

 

Liên hệ hỗ trợ: Mọi thắc mắc, quý vị có thể liên hệ theo số điện thoại 093 652 8386 hoặc 04 6686 4343 gặp Ms.Phương để được hỗ trợ

 

Nội dung chính của hội thảo: Tổng quan về nền kinh tế Canada và các trọng điểm phát triển của chính phủ; Thị trường lao động Canada và nhu cầu lao động nhập cư; Các ngành nghề cần lao động nhập cư; Yêu cầu đào tạo và kỹ năng với các ngành nghề cần lao động nhập cư; Hoạch định lộ trình Du học – Việc làm – Định cư tại Canada cho du học sinh Việt Nam và người thân (vợ/chồng, con, bố mẹ)

 
Hội thảo 02: Lựa chọn chương trình học phù hợp để làm việc và định cư tại Canada
 
Hội thảo 02: Lựa chọn chương trình học phù hợp để làm việc và định cư tại Canada
 

Thời gian hội thảo: 9h00 – 11h00 ngày 30 tháng 05 năm 2015

 

Thời gian checkin và nhận tài liệu: 8h30 – 9h00 ngày 30 tháng 05 năm 2015

 

Địa điểm hội thảo: Văn phòng chương trình Hỗ trợ du học, số 24B phố Chùa hà, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

 

Đăng ký tham gia: Quý vị có thể đăng ký tham gia bằng cách điền đầy đủ thông tin vào link sau: http://hotroduhoc.vn/dang-ky-tham-du-hoi-thao/?event_id=682

 

Hội thảo được tổ chức hoàn toàn miễn phí và giới hạn tối đa 50 người tham gia. Ban tổ chức sẽ đóng cổng đăng ký hoặc thông báo tới quý vị thời gian của những hội thảo tiếp theo có nội dung tương tự.

 

Liên hệ hỗ trợ: Mọi thắc mắc, quý vị có thể liên hệ theo số điện thoại 093 652 8386 hoặc 04 6686 4343 gặp Ms.Phương để được hỗ trợ

 

Nội dung chính của hội thảo: Tổng quan hệ thống giáo dục Canada và vai trò trong nền kinh tế; Các chương trình đào tạo và thông tin về điều kiện đầu vào, học phí, học bổng, chuyển tiếp…; Chính sách visa đối với du học sinh Việt Nam và người thân; Hoạch định lộ trình Du học – Việc làm – Định cư tại Canada cho du học sinh và người thân (vợ/chồng, con, bố mẹ)

 

Lưu ý: Các hội thảo được tổ chức hoàn toàn miễn phí và là một trong những hạng mục hỗ trợ của chương trình Hỗ trợ du học dành học sinh, sinh viên và phụ huynh. Quý vị có thể đăng ký tham gia bằng cách điền đầy đủ thông tin vào link đã được cung cấp. Mỗi hội thảo sẽ giới hạn số lượng người tham gia là 50 người để tạo điều kiện cho quý vị có thể trao đổi được tốt nhất. Ban tổ chức sẽ liên hệ và gửi thư mời chính thức qua email cho những quý vị đăng ký đầu tiên. Thời gian check-in và nhận tài liệu của các hội thảo là từ 8h30 – 9h00. Vì vậy, quý vị đọc kỹ lưu ý để có thể tham gia trao đổi thông tin về giáo dục – việc làm được tốt nhất.         

                       

Chương trình Hỗ trợ du học

www.hotroduhoc.vn