Vì sao luồng sáng bí ẩn thường xuất hiện trước động đất?

(Dân trí) - Các nhà khoa học giờ đây khẳng định đã làm sáng tỏ thêm nhiều chi tiết về hàng loạt luồng sáng bí ẩn, hay còn được biết dưới cái tên “ánh sáng động đất”.

Những luồng sáng hình cầu lơ lửng xuất hiện trước trận động đất năm 2008 ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Những luồng sáng hình cầu lơ lửng xuất hiện trước trận động đất năm 2008 ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Những luồng sáng này có nhiều hình dạng khác nhau và xuất hiện trước hoặc trong các trận động đất. Chúng có thể cung cấp dấu hiệu cảnh báo sớm về các trận động đất.

Điển hình, chỉ vài giây trước khi trận động đất L’Aquila ở Ý xảy ra vào năm 2009, nhiều người dân đã chứng kiến những luồng ánh sáng cao 10cm lơ lửng trên bầu trời Đại lộ Francesco Crispi tại trung tâm thành phố lịch sử của thị trấn này.

Năm 1988, một vầng sáng màu hồng tím chói lọi di chuyển trên bầu trời dọc sông St.Lawrence gần thành phố Quebec, Canada xuất hiện 11 ngày trước khi trận động đất mạnh xảy ra.

Năm 1906, cách phía Tây Nam San Francisco khoảng 100km, một cặp đôi đã nhìn thấy những dòng ánh sáng chạy dọc mặt đất suốt 2 đêm trước khi trận động đất kinh hoàng phá hủy thành phố này.

Những luồng ánh sáng hiếm gặp này có thể xuất hiện ở phía trên hoặc gần điểm nứt, điểm sụt lún kéo dài hoặc vùng lõm trên vỏ Trái Đất được bao quanh ở cả hai phía bởi những vết rạn thông thường nhiều hơn là các vết rạn khác.
 
Cảnh đổ nát sau trận động đất ở Trung Quốc.

Cảnh đổ nát sau trận động đất ở Trung Quốc.

Những phần tử tải điện di động được hoạt hóa, hay còn gọi là các lỗ dương tính, sẽ chảy nhanh dọc các vectơ điện áp.

Khi chạm tới bề mặt, chúng sẽ ion hóa các phần tử không khí và tạo thành luồng sáng có thể quan sát được. Hiện nay, những môi trường lục địa rạn nứt có vẻ là nhân tố phổ biến gắn với các luồng sáng động đất.

Nhìn lại 65 sự cố kỉ lục nhất mà các luồng sáng động đất được ghi lại trong các tư liệu ở châu Âu và châu Mỹ từ những năm 1600, có tới 85% xuất hiện trong không gian ở trên hoặc gần các điểm rạn nứt.

Và 97% xuất hiện gắn liền với một loại rạn nứt được gọi là rạn thẳng đứng (Subvertical Fault). Đứt gãy kiến tạo (Intraplate Fault) chỉ chiếm 5% trong số các hoạt động địa chấn của Trái Đất, nhưng 97% các trường hợp ánh sáng động đất đều có dữ liệu về nó.
 
Bức ảnh chụp luồng sáng báo hiệu động đất ở El Salvador.

Bức ảnh chụp luồng sáng báo hiệu động đất ở El Salvador.

Chuyên gia địa chất Robert Thiriault thuộc Bộ Tài nguyên ở Quebec, Canada cho biết: “Ánh sáng động đất hay còn gọi là hiện tượng trước động đất, kết hợp với nhiều loại thông số khác biến đổi trước hoạt động địa chấn, có thể một ngày nào đó sẽ giúp dự báo việc tiếp cận các trận động đất lớn”.

“Những con số này khá ấn tượng và bất ngờ. Chúng tôi vẫn chưa rõ vì sao các sự kiện ánh sáng động đất liên quan tới môi trường rạn nứt ngày càng nhiều hơn so với các loại rạn nứt khác”.

Luồng sáng động đất được mô tả dưới nhiều hình dạng và mức độ khác nhau, phổ biến nhất là các khối sáng hình cầu, hoặc cố định hoặc di chuyển, như ánh sáng khí quyển hoặc như luồng sáng phát ra từ mặt đất.
Vì chúng xuất hiện trước hoặc trong các trận động đất nên có khả năng quá trình hình thành ánh sáng động đất liên quan đến sự thiết lập điện áp nhanh trước mảng rạn nứt và những biến đổi điện áp trong suốt thời điểm truyền sóng địa chấn.

Theo thông tin từ các nhân chứng và máy quay an ninh đã ghi lại nhiều luồng ánh sáng trong trận động đất mạnh 8,0 độ richter tại Pisco, Peru vào năm 2007.

Cùng với những báo cáo địa chấn thu thập được trên khuân viên trường đại học ở địa phương, các dữ liệu từ máy quay an ninh tự động đã ghi lại thời gian và vị trí chính xác của những luồng sáng phát ra trong bầu trời đêm.

Những luồng sáng này được xác định là ánh sáng động đất, trùng khớp với đường truyền sóng địa chấn.

Nghiên cứu này được đăng trên tờ Seismological Research Letters, một ấn bản chuyên nghiên cứu về địa chấn của Mỹ.
 
Xem video:
 

Nguyễn Thúy
Theo DM