Cặp vợ chồng dành 25 năm biến đất hoang thành thiên đường đa dạng sinh học

(Dân trí) - Năm 1991, vợ chồng Anil và Pamela Malhotra mua 55 mẫu đất nông nghiệp để hoang ở Karnataka, Ấn Độ và bắt đầu trồng cây bản địa. 25 năm sau, khu rừng nhỏ của họ đã biến thành khu bảo tồn động vật hoang dã rộng 300 mẫu Anh, là nhà của hàng trăm động thực vật và chim có nguy cơ tuyệt chủng.


Vợ chồng Anil và Pamela, những người đã biến đất hoang thành thiên đường đa dạng sinh học.

Vợ chồng Anil và Pamela, những người đã biến đất hoang thành thiên đường đa dạng sinh học.

Anil và Pamela gặp và kết hôn ở New Jersey, Mỹ những năm 1960. Cả hai đều rất yêu động vật hoang dã. Sau kỳ trăng mật ở Hawaii, họ quyết định mua một ít đất và về sống tại đó.

"Đó là nơi chúng tôi đã học được giá trị của rừng và nhận ra rằng, bất chấp những mối đe dọa khi khí hậu trái đất nóng lên, chưa có nỗ lực nghiêm túc nào được thực hiện để cứu rừng tron tương lai", Anil nói.

Năm 1986, hai vợ chồng đi Ấn Độ dự tang lễ của cha Anil, mức độ ô nhiễm và nạn phá rừng khiến họ kinh hoàng. Dương như không ai quan tâm đến những con sông bị ô nhiễm và rừng biến mất. Họ quyết định trong khả năng, phải phải cứu cuộc sống hoang dã của đất nước này. Họ bán tài sản ở Hawaii, chuyển đến Ấn Độ và bắt đầu tìm mua đất.

Không tìm được ở Bắc Ấn Độ, Anil và Pamela đi xa hơn về phía Nam, tới quận Kodagu, Karnataka, nơi một nông dân sẵn sàng chuyển ch họ một ít trang trại bị bỏ hoang.

"Khi tôi đến đây, đó là một vùng đất bỏ hoang rộng 55 mẫu Anh. Chủ nhà muốn bán vì không trồng được cây cà phê hay bất cứ thứ gì trên đó. Đối với vợ chồng tôi, đây lại là điều chúng tôi tìm kiếm", Anil nhớ lại.

Những trận mưa lớn ở Kodagu khiến đất đai không thể sử dụng làm đất nông nghiệp, nhưng trồng rừng nhiệt đới thì quá tuyệt vời. Người nông dân vui vẻ nhượng đất với mức giá hợp lý, ngay sau khi ký giấy tờ, Anil và Pamela bắt đầu trồng rừng. Tất cả những gì họ cần làm là trồng vài cây bản địa và để thiên nhiên tự làm nốt phần việc của nó.

Cặp vợ chồng dành 25 năm biến đất hoang thành thiên đường đa dạng sinh học - 2

Cỏ bắt đầu mọc trở lại, những cái cây bắt đầu phát tán rộng hơn, và khi khu rừng nhiệt đới mới được hình thành, những con chim và muông thú bắt đầu tìm về trú ẩn.

Cặp vợ chồng dành 25 năm biến đất hoang thành thiên đường đa dạng sinh học - 3

Cặp vợ chồng dành 25 năm biến đất hoang thành thiên đường đa dạng sinh học - 4

Cặp vợ chồng dành 25 năm biến đất hoang thành thiên đường đa dạng sinh học - 5

Chẳng bao lâu sau, hai vợ chồng nhận ra rằng thật vô ích nếu họ trồng rừng bên này con sông nếu bên kia nông dân dùng một lượng thuốc trừ sâu lớn. Bởi thế, họ bắt đầu mua đất đai, bất cứ khi nào có người muốn bán. Ngày nay, diện tích rừng đã trải dài trên 300 hecta.

"Mọi người nghĩ chúng tôi điên nhưng không sao, nhiều người vẫn nghĩ những người làm điều tuyệt vời là điên rồ", Pamela Malhotra trò chuyện trên Great Big Story.

Và "tuyệt vời" là một từ hoàn hảo để mô tả những gì Anil và Pamela đã đạt được trong hai thập kỷ qua - biến mảnh đất hoang không ai muốn thành một điểm nóng về đa dạng sinh học. Ngày nay, khu bảo tồn cứu hộ động vật của Malhotras (SAI) có hàng trăm loài thực vật bản địa khác nhau, hơn 300 loài chim và hàng chục loài động vật quý hiếm, bao gồm voi châu Á, hổ Bengal, mèo cầy, sóc khổng lồ Malabar, các loại hươu, khỉ và rắn...

Chúng tôi vẫn phấn đấu để làm nhiều hơn nữa, nhưng mục tiêu ban đầu đã hơn cả kỳ vọng", Pamela Malhotra nói. "Trong 10 năm tới, tôi hy vọng khu rừng sẽ tiếp tục được bảo vệ và mở rộng. Cả hai chúng tôi đều cảm thấy một niềm hạnh phúc lớn lao khi đi qua khu bảo tồn, chưa bao giờ có cảm giác như thế trước bất cứ gì khác chúng tôi đã làm trong đời".

Anil và Pamela Malhotra đang cố thuyết phục các công ty lớn mua thêm đất để rừng tự nhiên phát triển. "Các doanh nghiệp nên mở rộng các hoạt động trách nhiệm của họ sang hướng này. Không có nước, bạn sẽ làm được gì chứ?", Pamela nói.

Khu bảo tồn cứu trợ động vật hoang dã do vợ chồng Anil - Pamela gây dựng

Huyền Anh
Theo OC/M