IPU-132: Thông qua các nghị quyết về nhân quyền của các nghị sỹ

Ngày 1/4, Hội đồng điều hành IPU-132 tập trung thảo luận và thông qua dự thảo các nghị quyết về nhân quyền của các nghị sỹ, bỏ phiếu bầu Chủ tịch Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền mới và nghe báo cáo về kết quả của các cuộc họp chuyên môn...


Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Saber Chowdhury phát biểu. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Saber Chowdhury phát biểu. (Ảnh: TTXVN)

Đại diện Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) đã đọc bản báo cáo để các đại biểu xem xét 39 trường hợp trong số 179 nghị sỹ bị vi phạm nhân quyền, bị giết hại hoặc mất tích, trong đó có cả nữ nghị sỹ và nghị sỹ tại châu Á, châu Phi, Mỹ, Liên minh châu Âu…

Đại diện Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền cho biết, Ủy ban đang tiếp tục xem xét trường hợp liên quan khiếu nại mới.

Nhấn mạnh về tình đoàn kết nghị viện, Chủ tịch Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới IPU, ông Saber Chowdhury kêu gọi sự đoàn kết, sát cánh bảo vệ đồng nghiệp; cho rằng điều này là cần thiết để giảm bớt các trường hợp các nghị sỹ trên thế giới bị vi phạm nhân quyền.

Các nghị viện cần tích cực chia sẻ về những trường hợp vi phạm để có hồ sơ, cùng đoàn kết, sát cánh để không bỏ qua trường hợp nghị sỹ nào bị giam giữ.

“Chúng ta hãy sử dụng quyền lực của mình để giúp đỡ các đồng nghiệp của mình. Đây cũng là hoạt động nhằm góp phần thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của các nghị sỹ," ông Saber nhấn mạnh.

Báo cáo tại Hội đồng điều hành, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Hội nghị Nữ nghị sỹ lần thứ 21 đã chia sẻ về kết quả phiên họp lần thứ 21 Hội nghị nữ nghị sỹ diễn ra vào ngày 28/3 vừa qua; nhấn mạnh việc Hội nghị yêu cầu cần có chính sách và luật pháp để bảo đảm cho không gian mạng an toàn hơn đối với phụ nữ; nhấn mạnh nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia để chống lại nguy cơ mạng; kêu gọi quan tâm đến vấn đề bạo lực với phụ nữ hiện đang len lỏi trong các cuộc chiến tranh và xung đột; khuyến nghị xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược về quản trị nguồn nước cần đặt lợi ích và nhu cầu của phụ nữ lên hàng đầu.

Hội nghị đã thông qua lời kêu gọi về bình đẳng giới nhằm hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn cho phụ nữ và các bé gái…

Tiếp đó, các đại biểu đã bỏ phiếu bầu Chủ tịch Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền mới, với hai ứng viên được IPU-132 đề cử là Bahrain và Philippines. Kết quả là đại diện Bahrain đã được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền mới của IPU.

Tại phiên họp này, Đại hội đồng đã bầu ra 4 ứng viên của hội đồng điều hành mới.

Tiếp đó, các đại biểu đã nghe báo cáo của Ủy ban về các vấn đề của Trung Đông của IPU về các hoạt động trong hỗ trợ người dân tị nạn; những nỗ lực trong xây dựng hòa bình ở khu vực Trung Đông; báo cáo của các Ủy ban trong IPU về tình hình tị nạn trên thế giới, trong đó có Sirya, Trung Phi; nhấn mạnh về tầm quan trọng của quỹ hoạt động để phối hợp và giám sát, hỗ trợ người tị nạn; báo cáo nhóm đối tác về giới; về HIV/AIDS và sức khỏe bà mẹ và trẻ em mới sinh; Báo cáo của diễn đàn nghị sỹ trẻ.

Các đại biểu cũng đã thảo luận về các nguyên tắc chung ủng hộ nghị viện…

Ông Vũ Hải Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội đã báo cáo về tình hình kiểm soát HIV/AIDS và sức khỏe bà mẹ, trẻ em của Việt Nam; trình chiếu video về những thành tựu trong công tác kiểm soát HIV/AIDS của Việt Nam trước phiên họp Hội đồng điều hành./.


IPU-132: Thông qua các nghị quyết về nhân quyền của các nghị sỹ

Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+) lúc : 01/04/15 14:31
Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới Saber Chowdhury phát biểu. (Ảnh: TTXVN)

Sáng 1/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội đồng điều hành IPU-132 tập trung thảo luận và thông qua dự thảo các nghị quyết về nhân quyền của các nghị sỹ, bỏ phiếu bầu Chủ tịch Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền mới và nghe báo cáo về kết quả của các cuộc họp chuyên môn...

Đại diện Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) đã đọc bản báo cáo để các đại biểu xem xét 39 trường hợp trong số 179 nghị sỹ bị vi phạm nhân quyền, bị giết hại hoặc mất tích, trong đó có cả nữ nghị sỹ và nghị sỹ tại châu Á, châu Phi, Mỹ, Liên minh châu Âu…

Đại diện Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền cho biết, Ủy ban đang tiếp tục xem xét trường hợp liên quan khiếu nại mới.

Nhấn mạnh về tình đoàn kết nghị viện, Chủ tịch Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới IPU, ông Saber Chowdhury kêu gọi sự đoàn kết, sát cánh bảo vệ đồng nghiệp; cho rằng điều này là cần thiết để giảm bớt các trường hợp các nghị sỹ trên thế giới bị vi phạm nhân quyền.

Các nghị viện cần tích cực chia sẻ về những trường hợp vi phạm để có hồ sơ, cùng đoàn kết, sát cánh để không bỏ qua trường hợp nghị sỹ nào bị giam giữ.

“Chúng ta hãy sử dụng quyền lực của mình để giúp đỡ các đồng nghiệp của mình. Đây cũng là hoạt động nhằm góp phần thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của các nghị sỹ," ông Saber nhấn mạnh.

Báo cáo tại Hội đồng điều hành, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Hội nghị Nữ nghị sỹ lần thứ 21 đã chia sẻ về kết quả phiên họp lần thứ 21 Hội nghị nữ nghị sỹ diễn ra vào ngày 28/3 vừa qua; nhấn mạnh việc Hội nghị yêu cầu cần có chính sách và luật pháp để bảo đảm cho không gian mạng an toàn hơn đối với phụ nữ; nhấn mạnh nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia để chống lại nguy cơ mạng; kêu gọi quan tâm đến vấn đề bạo lực với phụ nữ hiện đang len lỏi trong các cuộc chiến tranh và xung đột; khuyến nghị xây dựng chính sách, pháp luật, chiến lược về quản trị nguồn nước cần đặt lợi ích và nhu cầu của phụ nữ lên hàng đầu.

Hội nghị đã thông qua lời kêu gọi về bình đẳng giới nhằm hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn cho phụ nữ và các bé gái…

Tiếp đó, các đại biểu đã bỏ phiếu bầu Chủ tịch Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền mới, với hai ứng viên được IPU-132 đề cử là Bahrain và Philippines. Kết quả là đại diện Bahrain đã được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền mới của IPU.

Tại phiên họp này, Đại hội đồng đã bầu ra 4 ứng viên của hội đồng điều hành mới.

Tiếp đó, các đại biểu đã nghe báo cáo của Ủy ban về các vấn đề của Trung Đông của IPU về các hoạt động trong hỗ trợ người dân tị nạn; những nỗ lực trong xây dựng hòa bình ở khu vực Trung Đông; báo cáo của các Ủy ban trong IPU về tình hình tị nạn trên thế giới, trong đó có Sirya, Trung Phi; nhấn mạnh về tầm quan trọng của quỹ hoạt động để phối hợp và giám sát, hỗ trợ người tị nạn; báo cáo nhóm đối tác về giới; về HIV/AIDS và sức khỏe bà mẹ và trẻ em mới sinh; Báo cáo của diễn đàn nghị sỹ trẻ.

Các đại biểu cũng đã thảo luận về các nguyên tắc chung ủng hộ nghị viện…

Ông Vũ Hải Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội đã báo cáo về tình hình kiểm soát HIV/AIDS và sức khỏe bà mẹ, trẻ em của Việt Nam; trình chiếu video về những thành tựu trong công tác kiểm soát HIV/AIDS của Việt Nam trước phiên họp Hội đồng điều hành.

Theo Hoàng Thị Hoa
VietnamPlus/TTXVN
http://www.vietnamplus.vn/ipu132-thong-qua-cac-nghi-quyet-ve-nhan-quyen-cua-cac-nghi-sy/315286.vnp