Tính lương theo năng suất lao động: Xóa bỏ cách tính cơ học

Hiện nay, năng suất lao động của các DNVN nói chung và DN dệt may nói riêng được đánh giá là thấp. Vì vậy, để công bằng cho cả người lao động và người sử dụng lao động, việc tính toán điều chỉnh mức lương tối thiểu phù hợp cần dựa trên các chỉ số như CPI, khảo sát độc lập... đặc biệt là năng suất lao động.

Tính lương theo năng suất lao động: Xóa bỏ cách tính cơ học

Kết quả khảo sát trong năm 2013 của ngành dệt may cho thấy, khoảng 15% DN dệt may VN có năng suất tŲên 500USD/người /tháng; 40% có năng suất 400 - 500USD/ người//tháng; 35% từ 300 - 400USD/người/tháng; 10% dưới 350 USD /người/tháng.

Năng suất lao động thấp

Trong khi đó, ở các DN FDI có tới 70% DN có nănŧ suất trên 500USD/người/tháng; còn lại 30% DN có năng suất từ 400 - 500USD/người/tháng. Với kết quả này, chỉ có 15% DNVN và 70% FDI đạt được năng suất trên 500USD/người/tháng. Còn lại, 85% DNVN, 30% FDI không đạt được năng suất này và sẽ gặp khó khăn.<įp>

Như vậy, năng suất lao động theo giờ của VN tương ứng với các mức từ 1,3 -1,9USD/giờ. Trong khi đó, nếu so sánh với năng suất lao động ở các nước khác thì bình quân của ngành May VN mới bằng từ 60 - 70% năng suất các nước trong khốiĠASEAN và bằng 40 - 50% năng suất của Hàn Quốc và Trung Quốc.

Có thể thấy, nếu tính theo tỷ lệ trích tiền lương có thể hình dung thu nhập bình quân tùy theo nhóm DN có năng suất cao thấp khác nhau, và có thể nêu ra mức thu nhập bìnŨ quân hiện tại khoảng từ 3 - 7 triệu đồng/tháng. Có thể, các DN đạt được năng suất lao động trên 300USD/tháng có cơ hội tồn tại, tuy nhiên nếu DN đó không tìm các giải pháp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh sẽ rất khó “trụ” trůng bối cảnh tốc độ tăng lương tối thiểu hàng năm hiện nay.

Khách quan và công bằng

Nếu nhìn lại chặng đường tăng lương tối thiểu trong những năm qua điều dễ dàng nhận thấy nhất là tăng lương tối thiểu luǴn “song hành” với việc giá cả leo thang, lạm phát gia tăng. Đây cũng là điều khiến các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan điều hành luôn “đau đầu” và phải tìm các giải pháp kiềm chế lạm phát, đặc biệt là việc ghìm giá cả leo thang “té nước theo mưa”.

Trong bối cảnh đó, việc điều chỉnh lương tối thiểu ít nhiều sẽ có những ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, nhất là những ngành sử dụng nhiều lao động như: dệt may, da giầy và thủy sản... Bởi mức độ tăng lương tối thiểu sẽ tác động rất lớn tới mức tăng của các loại phụ cấp và các khoản chế độ chính sách liên quan. Chẳng hạn, khi tăng lương tối thiểu thêm 10% có thể làm tổng quỹ lương mà ȊDN phải chi trả cho người lao động tăng thêm hơn 17%. Thậm chí, việc tăng lương tối thiểu một cách cơ học như hiện nay sẽ cho thấy dễ gây ra lao động không ổn định, dễ bị xảy ra đình công, tranh chấp, gây tiêu cực trong DN.

Có thể ɮói việc tăng lương tối thiểu trong bối cảnh hiện nay là cần thiết, tuy nhiên cần có những góc nhìn khách quan và công bằng. Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2015 cần phải được cân nhắc, tính toán ở mức phù hợp với thông lệ quốc tế, pɨù hợp với hoàn cảnh VN. Điều quan trọng là phải đảm bảo theo đúng lộ trình, không gây khó cho DN trong khi vẫn đảm bảo mức sống của người lao động. Bên cạnh đó, cần xây dựng các giải pháp để tăng năng suất lao động, cụ thể như đầu tư trang thiết bị, côɮg nghệ, đổi mới quy trình quản lý hợp lý và đặc biệt là cần tăng chất lượng lao động.

Theo Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN/Diễn đàn doanh nghiệp