Quy định về tiền lương, tiền nghỉ phép và làm thêm giờ

Công ty của ông Lâm Trọng Nhung (quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh) là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước, hiện công ty đang sử dụng thang bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ để thanh toán lương cho người lao động và giải quyết các chế độ liên quan.


Theo Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động, Công ty của ông Nhung thuộc vùng I (lương tối thiểu vùng 2.700.000 đồng) có sử dụng lao động thời vụ cho khối sản xuất, bán hàng và cán sự và có xây dựng cách tính lương công nhật để thanh toán cho người lao động như sau:

Tiền lương = 2.700.000 đồng; Phép năm = (1,80 x 1.050.000đồng) x 4% = 72.692 đồng; Tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (22%) = (1,80 x 1.050.000đồng) x 22% = 455.400 đồng; Lương làm đêm = (1,80 x 1.050.000đồng) x 30% = 567.000 đồng

Như vậy: Tổng tiền lương 1 tháng = 2.700.000 + 72.692 + 455.400 = 3.228.092 đồng. Tiền lương 1 ngày = 3.228.092/26 = 124.157 đồng. Lương làm đêm = 3.228.092 + 567.000 = 3.795.092 đồng. Tiền lương 1 đêm = 3.795.092/26 = 145.965 đồng.

Ông Nhung hỏi, cách tính lương công nhật như trên có phù hợp với quy định của Nghị định số 182/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng không?

Về cách phân phối thu nhập, theo Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động vùng I là không được trả thấp hơn 2.700.000 đồng/ tháng. Nhưng do hiệu quả sản xuất kinh doanh từng tháng khác nhau nên có tháng thu nhập của người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng, có tháng cao hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng, nhưng khi tính bình quân thu nhập thì cao hơn lương tối thiểu vùng. Như vậy những tháng có thu nhập thấp hơn lương tối thiểu vùng có sai với quy định tại Nghị định 182/2013/NĐ-CP không? Có phải truy trả cho người lao động những tháng có thu nhập thấp hơn lương tối thiểu vùng không? Hiện nay có Nghị định 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 về tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2015, Công ty của ông Nhung trả lương cho lao động thời vụ theo cách nào thì phù hợp?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời ông Nhung như sau:

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động và Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động.

Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Theo quy định tại Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động thì mức lương tối thiểu áp dụng đối với các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 1/1/2015 là 3.100.000 đồng/tháng.

Căn cứ vào quy định nêu trên, người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên.

Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động khi nghỉ phép năm được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên.

Tiền lương làm đêm được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên.

Tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo Chinhphu.vnQuy định về tiền lương, tiền nghỉ phép và làm thêm giờ
Công ty của ông Lâm Trọng Nhung (quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh) là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước, hiện công ty đang sử dụng thang bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ để thanh toán lương cho người lao động và giải quyết các chế độ liên quan.

Có được điều chỉnh chi phí nhân công theo mức...

Theo Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động, Công ty của ông Nhung thuộc vùng I (lương tối thiểu vùng 2.700.000 đồng) có sử dụng lao động thời vụ cho khối sản xuất, bán hàng và cán sự và có xây dựng cách tính lương công nhật để thanh toán cho người lao động như sau:

Tiền lương = 2.700.000 đồng; Phép năm = (1,80 x 1.050.000đồng) x 4% = 72.692 đồng; Tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (22%) = (1,80 x 1.050.000đồng) x 22% = 455.400 đồng; Lương làm đêm = (1,80 x 1.050.000đồng) x 30% = 567.000 đồng

Như vậy: Tổng tiền lương 1 tháng = 2.700.000 + 72.692 + 455.400 = 3.228.092 đồng. Tiền lương 1 ngày = 3.228.092/26 = 124.157 đồng. Lương làm đêm = 3.228.092 + 567.000 = 3.795.092 đồng. Tiền lương 1 đêm = 3.795.092/26 = 145.965 đồng.

Ông Nhung hỏi, cách tính lương công nhật như trên có phù hợp với quy định của Nghị định số 182/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng không?

Về cách phân phối thu nhập, theo Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động vùng I là không được trả thấp hơn 2.700.000 đồng/ tháng. Nhưng do hiệu quả sản xuất kinh doanh từng tháng khác nhau nên có tháng thu nhập của người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng, có tháng cao hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng, nhưng khi tính bình quân thu nhập thì cao hơn lương tối thiểu vùng. Như vậy những tháng có thu nhập thấp hơn lương tối thiểu vùng có sai với quy định tại Nghị định 182/2013/NĐ-CP không? Có phải truy trả cho người lao động những tháng có thu nhập thấp hơn lương tối thiểu vùng không? Hiện nay có Nghị định 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 về tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2015, Công ty của ông Nhung trả lương cho lao động thời vụ theo cách nào thì phù hợp?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời ông Nhung như sau:

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động và Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động.

Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Theo quy định tại Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động thì mức lương tối thiểu áp dụng đối với các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 1/1/2015 là 3.100.000 đồng/tháng.

Căn cứ vào quy định nêu trên, người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên.

Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động khi nghỉ phép năm được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên.

Tiền lương làm đêm được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên.

Tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo Chinhphu.vn