Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải:

“Nâng tuổi nghỉ hưu là việc làm không phù hợp”

Dù thông cảm với mong muốn của ban soạn thảo dự luật BHXH khi đưa ra chính sách nâng dần tuổi nghỉ hưu cho người lao động là nhằm giải quyết vấn đề vỡ quỹ BHXH, song Phó Chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải (ảnh) khẳng định đây là việc làm không phù hợp.

Trao đổi với báo chí chiều 16.6, ông Trần Thanh Hải cho rằng: Tính từ năm 2031 trở đi, người nữ CN muốn được hưởng chế độ hưu thì phải có 35 năm đóng BHXH. Đây là một việc làm không thể nào xảy ra đối với người lao động. Ông mong muốn ngành BHXH sẽ giữ hiện hành như quy định của luật, đồng thời tiếp tục giữ được hiện hành trong quy định được hưởng chế độ BHXH một lần.

Ảnh: Hoàng Phong

˔ng bày tỏ: “Ai cũng vậy, đi làm việc với mong muốn sau này khi nghỉ sẽ có chế độ hưu trí. Nhưng với những người không có điều kiện được hưởng chế độ hưu trí, thì chí ít họ cũng phải được hưởng ít nhất trợ cấp 1 lần để từ đó có thể tìm biện pháp mưu sinɨ. Nếu không thể thực hiện được chế độ đó, họ sẽ cố gắng đóng thêm để tìm việc làm trong ngắn hạn. Trên cơ sở đó, họ cũng được hưởng một chế độ nhất định của lương hưu, bảo đảm cuộc sống của họ.

Ông Trần Thanh Hải khuyến nghị, cơ quan BHXH phải cân nhắc bộ máy, chi tiêu thực sự có hiệu quả tốt nhất, để thực sự quản lý chặt, nhưng đồng thời phải là cơ quan phục vụ. Đồng thời cơ quan BHXH nên giữ và phát triển những gì tốt nhất có thể, trên cơ sở đóng góp của người lao động. Ví dụ, chế độ dưỡɮg sức cho người lao động. Dự thảo luật lần này cũng phải xoay quanh 3 chế độ của luật hiện hành, đó là khôi phục sức khỏe cho phụ nữ sau khi nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bị bệnh nghề nghiệp.

Ông Hải cho rằng, tuổi thọ lao động hoàn toˠn khác với tuổi thọ dân số - vốn nhờ vào sự phát triển của mức sống, sự phát triển của ngành y tế có thể tăng lên. Còn tuổi thọ lao động của người lao động lại tỷ lệ nghịch với đổi mới thiết bị công nghệ và phương thức quản lý, cộng với vấn đề thời giaɮ. “Vì vậy, tuổi thọ lao động của người lao động sẽ có xu hướng giảm dần chứ không thể tăng” – ông phân tích.

Đây là lý do, một trong những vấn đề cơ bản mà NLĐ vẫn còn nuối tiếc trước khi Bộ luật Lao động có hiệu lực, chính là chế độ dưỡng ɳức của NLĐ. Với chế độ dưỡng sức này, NLĐ sau một thời gian làm việc, sức khỏe bắt đầu có biểu hiện suy giảm, thì thực hiện chính sách tái tạo lại sức LĐ, chứ không phải chờ đến lúc NLĐ phải phục hồi đồng loạt nhờ ngành y tế.

<ɢ>Theo Phương Thủy /Báo Lao Động