Australia và Nhật Bản luyện tập:

Sức nóng của các “thương hiệu” mạnh

<P class=MsoNormal style="MARGIN: 0in 0in 0pt">(Dân trí) - Buổi tập đầu tiên của Socceroos thu hút sự chú ý đặc biệt của hàng nghìn người hâm mộ Việt <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>, nhưng cách thể hiện quá lạnh lùng và khép kín đội bóng xứ chuột túi khiến nhiều người không khỏi thất vọng.</P>

Nô nức đi xin chữ ký Kewell, Viduka

 

Đăng ký tập từ 16 giờ, Australia đã khiến báo giới và CĐV VN “việt vị” khi đến hơn 17 giờ mới có mặt ở sân tập Mỹ Đình 2. Lúc thầy trò Graham Arnold đến, hàng trăm PV báo chí đã tập trung kín sân tập, bên ngoài hàng rào, khoảng 1.000 CĐV VN đứng ngắm các thần tượng qua song sắt.

 

“Viduka kìa, to thế”, “Aloisi nhìn như người Nam Mỹ nhỉ”, “Kewell ngoài đời khác thế”, “Bresciano là “ông” nào nhỉ?”… là những lời bàn tán xôn xao của các fans khi các tuyển thủ Úc lần lượt xuống xe. Các siêu sao mang đậm vẻ châu Âu của Arnold trông vẫn “phong độ” như trên TV, chỉ có điều họ khoác lên mình một vẻ lạnh lùng và hơi thiếu thiện cảm.

 

Rất nhiều CĐV mang theo giấy, bút và máy ảnh mong có được chữ ký của Kewell, Viduka, Cahill… và có khoảnh khắc đứng cạnh thần tượng của mình trong khung hình nhưng sớm thất vọng vì không có cơ hội nhỏ nào để tiếp xúc.

 

Sức nóng của các “thương hiệu” mạnh - 1

Viduka (số 9) cũng là "hàng hot" trong mắt người hâm mộ VN
(Ảnh: Bạch Nhật).

 

Hương (17 tuổi), đang học phổ thông ở Hà Nội, rầu rĩ: “Đi hơn chục cây số ra đây xin cái chữ ký của anh Kewell mà chẳng được. Người gì kiêu quá!”. Kiên (25 tuổi), kỹ sư thì lắc đầu: “Nghe báo chí nói tuyển Úc cởi mở lắm định lên kiếm cái ảnh với Viduka, ai dè khó quá. Nhưng dù sao tớ vẫn khoái “nó”, “nó” to thế mà đá khéo gớm. Thôi xem tập một chút rồi về cũng được”.

 

Úc: Chuyên nghiệp từ A đến Z

 

Mỗi ngày ở VN, ĐT Australia sẽ tổ chức họp báo một lần với sự góp mặt của một vài cầu thủ có tên tuổi để cung cấp thông tin liên tục cho báo chí. Tuy nhiên, muốn tiếp xúc để phỏng vấn cá nhân với các cầu thủ của họ thì khó hơn… trèo trời.

 

Quanh ĐT Australia, luôn có một hàng rào an ninh và nhân viên phụ trách báo chí sẵn sàng xuất hiện bất kỳ lúc nào thấy có dấu hiệu các PV muốn “đánh quả lẻ”. Không hỏi, không đáp, kết thúc buổi tập các cầu thủ được bao bọc bằng một hàng rào an ninh ra đến tận xe.

 

Tuy nhiên, mục sở thị các bài tập của cầu thủ Australia mà thấy… thèm. Những bài tập quen thuộc như chuyền bóng, sút bóng được thực hiện với độ chuẩn xác cực cao. Bài tập bật tường vòng tròn một chạm được những Kewell, Bresciano thực hiện với tốc độ chóng mặt khiến các PV cũng phải “mắt tròn mắt dẹt” đầy thán phục.

 

Sức nóng của các “thương hiệu” mạnh - 2

Bài tập chiến thuật phạm vi hẹp này không chỉ đòi hỏi tính
chính xác trong chuyền bóng mà yêu cầu thể lực cũng rất cao
(Ảnh: Bạch Nhật).

 

Mặc dù chỉ là buổi tập thả lỏng, HLV Arnold vẫn bắt các học trò tập chiến thuật phạm vi hẹp 1/3 sân. Toàn đội chia làm 2 nhóm, 3 nhóm đối kháng còn 1 nhóm đứng ở bìa sân để trả bóng vào sân ngay khi bóng ra, khiến 2 nhóm thi đấu phải di chuyển liên tục.

 

Chưa biết Australia chơi thế nào ở giải này, nhưng quan sát cách tập luyện và tác phong chuyên nghiệp của họ, nhiều PV đã dự đoán: “Nhật khó thắng lắm”.

 

Nhật Bản: Âm thầm và… giấu bài

 

Cùng giờ, ĐT Nhật Bản tập ở sân tập 1. Không ồn ào như buổi tập của Australia, thầy trò Ivica Osim chỉ tập nhẹ nhàng trong sự quan sát của hàng trăm phóng viên từ quê nhà. Theo quan sát, các càu thủ Nhật đều rất khoẻ mạnh và có vẻ quen với cái nóng ở VN. Các cầu thủ đều chạy khá nhiều và tỏ ra rất quyết tâm trước trận “Chung kết sớm” của giải.

 

Cũng giống như Australia, Osim không hề tập chiến thuật. Có lẽ, ông muốn dành trọn buổi tập kín chiều nay (19/7) để “chuốt” lại bài vở và tránh con mắt của phóng viên xứ sở Kangoroo.

 

Trước trận đấu quan trọng, các phóng viên xứ Phù tang đều rất tự tin về cơ hội của đội nhà. Andrew Mitchell - PV gốc Canada của tờ Asahi- tâm sự: “Ausstralia rất khoẻ và chơi bóng hiện đại nhưng Nhật Bản sẽ thắng. Chắc chắn, trận đấu ngày 21/7 sẽ là một trong những trận hay nhất giải đấu này bởi cả 2 đội đều có những cầu thủ đẳng cấp thế giới”.

 

Bi quan hơn đôi chút, đồng nghiệp Ishikara - Báo Hochi - nhận định: “Cả hai đều có một vòng loại khá khó khăn. Nhật Bản chỉ có lợi thế là quen với sân bãi, thời tiết còn Australia có vẻ như khoẻ khoắn hơn. Theo tôi, trận này sẽ căng thẳng và có thể kéo dài hơn 90 phút”.

 

T.M