5 lâu đài được xem là 'báu vật' của Nhật Bản

Chi Chi

(Dân trí) - Dưới đây là 5 lâu đài nhất định phải dừng chân ghé thăm khi đến xứ Phù tang.

Có rất nhiều lâu đài đã được xây dựng trên khắp đất nước Nhật Bản. Phần lớn các tòa lâu đài bị phá hủy trong các cuộc chiến tranh và thiên tai. Những lâu đài còn sót lại cho đến ngày nay đều bị hư hại.

Tuy nhiên, các lâu đài đã được phục dựng lại giống như bản gốc và du khách được có cơ hội chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc tuyệt đẹp này.

Dưới đây là 5 lâu đài mà bạn nên dừng chân ghé thăm nếu đã đến xứ Phù Tang:

Lâu đài Himeji

Đây là một trong những lâu đài nổi tiếng nhất và được nhiều du khách đến Nhật Bản ghé thăm nhất. Himeji được coi là lâu đài nguyên mẫu của Nhật Bản với nhiều yếu tố liên quan đến kiến trúc lâu đài Nhật Bản thời phong kiến.

Ban đầu lâu đài được xây dựng vào năm 1346, ở dưới chân núi Himeji và đã được mở rộng trong thời gian cai trị của Hideyoshi Toyotomi, vào đầu thế kỷ 17.

5 lâu đài được xem là báu vật của Nhật Bản - 1

Himeji được coi là lâu đài nguyên mẫu của Nhật Bản (Ảnh: Japan Travel). 

Giống như nhiều lâu đài khác ở Nhật Bản, Himeji đã bị bắn phá hai lần bởi các lực lượng Đồng Minh trong Thế chiến II, nhưng không có thiệt hại lớn.

Lâu đài được phục hồi sau chiến tranh bắt đầu vào năm 1956 và hiện là một trong những điểm đến du lịch quan trọng nhất ở Nhật Bản.

Lâu đài Matsumoto

Vẻ đẹp của lâu đài Matsumoto sẽ đưa du khách trở lại với thời kỳ Sengoku, khi nó chỉ là một pháo đài với tên gọi Fukashi. Lâu đài này là một trong 12 lâu đài nguyên mẫu trong nước và được liệt kê như là một kho báu quốc gia của Nhật Bản.

5 lâu đài được xem là báu vật của Nhật Bản - 2

Được xây dựng vào thế kỷ 16, lâu đài Matsumoto tiếp tục tồn tại qua thử thách của thời gian, nhờ sự nỗ lực của người dân Matsumoto. Lâu đài từng bị phá hủy trong thời Minh Trị Duy Tân, khi lâu đài phong kiến được coi là cổ xưa và vô dụng, nhưng người dân địa phương đã bắt đầu một chiến dịch thành công để bảo tồn lâu đài này.

Lâu đài Matsumoto không giống như hầu hết các lâu đài phong kiến Nhật Bản, lâu đài được xây dựng trên một vùng đồng bằng, chứ không phải trên một ngọn đồi hay đỉnh núi.

Lâu đài Osaka

Lâu đài Osaka được coi là một trong những cấu trúc quan trọng nhất ở Nhật Bản, lâu đài cũng được cho rằng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thống nhất Nhật Bản, dưới triều đại Hideoyoshi Toyotomi.

Được xây dựng vào năm 1583, trên đỉnh một tảng đá cao để bảo vệ lâu đài khỏi những kẻ tấn công, lâu đài Osaka là lâu đài lớn nhất trong thời đại của nó.

5 lâu đài được xem là báu vật của Nhật Bản - 3

Lâu đài này đã bị phá hủy hai lần, trong thế kỷ 17. Các cấu trúc hiện nay được xây dựng vào năm 1931 và tồn tại kỳ diệu sau cuộc tấn công thường xuyên trong Thế chiến II.

Lâu đài Osaka tại là một trong những điểm du lịch quan trọng nhất ở Nhật Bản, đặc biệt là trong mùa hoa anh đào, khi hàng ngàn du khách tìm đến xem 600 cây anh đào trong vườn đua nở.

Lâu đài Okayama

Lâu đài Okayama được xây dựng vào năm 1597 và được biết đến như là Lâu đài mái vàng do ngói được mạ vàng. Bản gốc mang phong cách cấu trúc Azuchi-Momoyama của Okayama đã bị phá hủy trong Thế chiến II và được tái tạo từ bê tông, vào năm 1966.

5 lâu đài được xem là báu vật của Nhật Bản - 4

Nằm trên sông Asashi, ở Okayama, lâu đài này với vẻ ngoài phong kiến nhưng bên trong lại là một tòa nhà hiện đại với điều hòa không khí và thang máy. Khách du lịch đến thăm lâu đài Okayama có thể biết được rất nhiều về lịch sử thú vị của nó. 

Lâu đài Nagoya

Lâu đài Nagoya được xây dựng vào đầu thời kỳ Edo. Nagoya sớm phát triển thành một trong những thị trấn lâu đài quan trọng nhất ở Nhật Bản và bây giờ là thành phố quan trọng thứ tư của Nhật.

5 lâu đài được xem là báu vật của Nhật Bản - 5

Trong Thế chiến II, lâu đài đã được bị phá hủy gần như hoàn toàn và được xây dựng lại vào năm 1959, nhưng hầu hết các hiện vật quý giá đã bị mất cùng với cấu trúc ban đầu của nó. Tái thiết của toàn bộ tổ hợp lâu đài sẽ được hoàn thành vào năm 2018. Trong khi đó, du khách vẫn có thể ghé thăm bảo tàng ấn tượng được đặt bên trong lâu đài Nagoya.