TP,HCM - Bài 6:

Vụ tìm lại 3 căn nhà tại trung tâm: Phó Thủ tướng chỉ đạo UBND TP rà soát hồ sơ!

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã chỉ đạo UBND TP.HCM kiểm tra, rà soát hồ sơ và quá trình quản lý, sử dụng liên quan đến căn nhà số 207 - 209-2011 Nguyễn Thái Học từ năm 1975 đến nay, xem xét, giải quyết khiếu nại của gia đình ông Võ Văn Thiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Báo cáo kết quả trước ngày 1/7/2018

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đã chỉ đạo UBND TP.HCM kiểm tra, rà soát hồ sơ và quá trình quản lý, sử dụng liên quan đến căn nhà số 207 - 209-2011 Nguyễn Thái Học từ năm 1975 đến nay.
Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đã chỉ đạo UBND TP.HCM kiểm tra, rà soát hồ sơ và quá trình quản lý, sử dụng liên quan đến căn nhà số 207 - 209-2011 Nguyễn Thái Học từ năm 1975 đến nay.

Liên quan đến vụ ông Hồ Văn Tín (ngụ quận Tân Bình, người nhận ủy quyền của ông Võ Văn Vĩnh, bà Võ Thị Lan Khai và bà Võ Lan Diệp) trong việc đòi lại 3 căn nhà 207 – 209 – 211 đại lộ Nguyễn Thái Học hiện nay là đường Nguyễn Thái Học (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1), Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình gửi UBND TP.HCM.

Công văn số 3802/VPCP-V.I thể hiện nội dung, ngày 22/3, Uỷ Ban kiểm tra Trung ương có văn bản số 2550-CV/UBKTTW kèm theo đơn khiếu nại của ông Hồ Văn Tín trình bày liên quan đến căn nhà số 207 - 209-2011 Nguyễn Thái Học. Về việc này, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đa chỉ có chỉ đạo, yêu cầu UBND TP.HCM kiểm tra, rà soát hồ sơ và quá trình quản lý, sử dụng liên quan đến căn nhà số 207 - 209-2011 Nguyễn Thái Học từ năm 1975 đến nay, xem xét, giải quyết khiếu nại của gia đình ông Võ Văn Thiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Báo cáo Uỷ ban Kiểm tra Trung Ương và Thủ tướng Chính phủ kết quả giải quyết trước ngày 1/7/2018.

Sau khi có chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, UBND TP.HCM đã giao Sở Xây dựng rà soát lại nguồn gốc và quá trình sử dụng 3 căn nhà trên.

Năm 1977, Ban Quản lý hợp tác xã tiêu thụ phường 17 (quận 1) ký hợp đồng mượn nhà 3 năm với chủ nhà là ông Võ Văn Vĩnh, bà Võ Thị Lan Khai và bà Võ Lan Diệp.
Năm 1977, Ban Quản lý hợp tác xã tiêu thụ phường 17 (quận 1) ký hợp đồng mượn nhà 3 năm với chủ nhà là ông Võ Văn Vĩnh, bà Võ Thị Lan Khai và bà Võ Lan Diệp.

Theo hồ sơ, nguồn gốc 3 căn nhà trên là của ông Võ Văn Thiêm và vợ là bà Nguyễn Thị Hoa (hiện cả hai ông bà đã qua đời), ông Thiêm, bà Hoa có 3 người con là ông Võ Văn Vĩnh, bà Võ Thị Lan Khai và bà Võ Lan Diệp (cả 3 người đang cư ngụ ở nước ngoài). Ngày 24/9/1970, vợ chồng ông Thiêm để lại tờ chúc ngôn có ký gửi tại Phòng Chưởng khế Sài Gòn để lại cho các nhiều tài sản, trong đó có 3 căn nhà số 207 – 209 – 211 Nguyễn Thái Học. 3 căn nhà này sau đó được giao cho ông Trần Minh Tánh (hiện đã qua đời, là chồng cũ của bà Lan Khai) trông coi hộ. Thời điểm này, ông Tánh có nhận ông Nguyễn Văn Phước (SN 1965) làm con nuôi và nhập khẩu cho ở cùng trong căn nhà số 211 Nguyễn Thái Học.

Ngày 19/9/1977, Ban Quản lý hợp tác xã tiêu thụ phường 17 (quận 1) ký hợp đồng mượn nhà 3 năm với chủ nhà là ông Võ Văn Vĩnh, bà Võ Thị Lan Khai và bà Võ Lan Diệp. Ông Trần Minh Tánh là người thay mặt ký tên. “Trong trường hợp chủ nhà về công tác tại Việt Nam và cần sử dụng lại căn nhà trên thì Hợp tác xã sẽ giao căn nhà lại cho chủ nhà để được trọn quyền sử dụng”, Hợp đồng mượn nhà thể hiện rõ.

Trong Hợp đồng mượn nhà còn nêu: “Các chủ nhà của căn nhà trên cũng cần chỉ định một người đại diện chính thức để cùng giải quyết những vấn đề hành chính giữa đôi bên khi cần đến và người đại diện chỉ định này nên có nơi cư ngụ thường trú tại Việt Nam”.

Hành trình gian truân của gia chủ!

Bà Võ Lan Điệp, người được thừa kế căn nhà 207 – 209 – 211 đại lộ Nguyễn Thái Học hiện nay là đường Nguyễn Thái Học (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) bật khóc khi nhắc đến hành trình gian truân tìm lại nhà của mình.
Bà Võ Lan Điệp, người được thừa kế căn nhà 207 – 209 – 211 đại lộ Nguyễn Thái Học hiện nay là đường Nguyễn Thái Học (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1) bật khóc khi nhắc đến hành trình gian truân tìm lại nhà của mình.

Về hành trình đòi lại 3 căn nhà số 207 – 209 – 211 Nguyễn Thái Học, năm 1991, bà Lan Diệp đã gửi đơn đòi lại nhà nhưng không được xem xét giải quyết. Năm 1993, ông Trần Minh Tánh được ủy quyền của 3 người thừa kế gửi đơn xin nhận lại nhà nhưng không được chấp nhận. Năm 2001 đến nay, ông Tín nhận ủy quyền để tiếp tục “hành trình” đòi lại 3 căn nhà cho mượn từ 37 năm trước. Đáng chú ý, sau khi vào cuộc xác minh, cơ quan chức năng xác định không có hồ sơ liên quan đến căn nhà số 207 – 209 – 211 đường Nguyễn Thái Học mà chỉ có căn nhà số 211 Nguyễn Thái Học. Hai số nhà 207 – 209 Nguyễn Thái Học đã bị “bốc hơi”.

Trao đổi với Dân trí, bà Võ Lan Điệp cho biết: “Tôi về Việt Nam gần 20 lần để mong nhận được nhà của tổ tiên để lại. Trong thời gian tôi không ở đây, tôi đã ủy quyền lại cho họ hàng để đòi lại căn nhà 207 - 209 - 211 Đại lộ Nguyễn Thái Học nay là đường Nguyễn Thái Học. Chúng tôi đã gửi hàng trăm lá đơn trong vòng gần 40 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả”.

“Tôi thực sự rất mệt mỏi, buồn chán và bức xúc. Tôi cho mượn có văn bản giấy tờ đàng hoàng nhưng giờ phải mất mấy chục năm để đi đòi nhưng vẫn chưa được. Tôi giờ già yếu không biết còn sống nổi để chờ đợi đến khi được nhận lại nhà hay không. Cha mẹ tôi, chị tôi vì không thể chờ đợi được đến ngày lấy lại nhà nên đã qua đời mà không được về nơi thờ phụng thắp cho tổ tiên nén nhang. Tôi thật xót xa”, bà Điệp nghẹn ngào.

Căn nhà số 211 Nguyễn Thái Học được cho thuê để kinh doanh.
Căn nhà số 211 Nguyễn Thái Học được cho thuê để kinh doanh.

Bà Điệp tâm sự: "Tôi giờ rất muốn về lại quê hương để sinh sống vì tuổi già sức yếu không còn muốn bươn chải xứ người nữa. Gần 20 lần về quê tôi đều phải trọ ngoài khách sạn vì không thể vào nhà, nơi đã gắn bó mấy chục năm với bao kỷ niệm trước khi tôi đi định cư ở nước ngoài. Nhìn nhà của mình mà người ta đem cho thuê còn mình lủi thủi ở khách sạn tôi thật sự xót xa”.

Luật sư Bùi Quốc Tuấn – Văn phòng luật sư Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định: “Hơn 37 năm qua có rất nhiều văn bản giấy tờ để trả lời rằng quanh vụ việc này nhằm xác định tính chất pháp lý là đối với 3 căn nhà, từ cơ sở đó quyền của người đại diện ủy quyền trong trương hợp khởi kiện này phải yêu cầu tòa án tiếp tục giải quyết vụ án và đưa vụ án ra xem xét. Trước đây có 3 căn nhà nhưng hiện nay tất cả giấy tờ chỉ thể hiện một căn, vậy 2 căn nhà kia được hợp thức hóa bởi ai, phải đề nghị tòa án trích lục nguồn gốc đất từ Sở Tài nguyên và Môi trường về ai quản lý 3 căn nhà đó”.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Trung Kiên - Xuân Hinh