Nghệ An:

Trạm trộn bê tông không phép ngang nhiên hoạt động khiến người dân bức xúc!

(Dân trí) - Dù không được cấp phép hoạt động, không có trong quy hoạch và đã bị đình chỉ, xử phạt… thế nhưng, Trạm trộn bê tông tươi Xuân Hùng, ở phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) vẫn ngang nhiên hoạt động, gây bức xúc trong dư luận.

Dù không được cấp phép hoạt động, không có trong quy hoạch và đã bị đình chỉ, xử phạt… thế nhưng, Trạm trộn bê tông tươi Xuân Hùng, ở phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) vẫn ngang nhiên hoạt động, gây bức xúc trong dư luận.
Dù không được cấp phép hoạt động, không có trong quy hoạch và đã bị đình chỉ, xử phạt… thế nhưng, Trạm trộn bê tông tươi Xuân Hùng, ở phường Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) vẫn ngang nhiên hoạt động, gây bức xúc trong dư luận.

Thời gian gần đây, người dân tại khu vực khối 9, phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) bỗng thấy Công ty TNHH Xuân Hùng xây dựng một trạm sản xuất bê tông tươi với 3 bể trộn. Sau khi xây dựng xong, đơn vị này bắt đầu hoạt động rầm rộ với xe cộ nườm nượp vào ra hết sức náo nhiệt.

Theo người dân tại khối 9 và khối 6, phường Quỳnh Xuân, cho biết, trước tình hình hình trên, tại nhiều cuộc họp người dân đã phản ánh việc Công ty Xuân Hùng xây trạm trộn bê tông không phép gây ô nhiễm môi trường, không có trong quy hoạch, xả thải, gây tiếng ồn, mất an toàn giao thông…ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của hàng chục hộ dân nơi đây. Những phản ánh của người dân đã nhiều lần nhưng đến nay đơn vị này vẫn đang ngang nhiên hoạt động.

Sau khi sự “dậy sóng” của người dân lên đến đỉnh điểm…thì ngày 22/8/2017, UBND phường Quỳnh Xuân tiến hành kiểm tra thực tế và đã lập biên bản vi phạm hành chính về việc xây dựng trái phép trên đất chưa có quyền sử dụng đất và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Xuân Hùng.

Trong đó, biện pháp khắc phục là tháo dỡ công trình vi phạm. Tuy nhiên, đến nay công trình trạm trộn bê tông không những không tháo dỡ mà vẫn hoạt động bình thường. Hàng loạt xe tải chở nguyên liệu, xe bồn vẫn nườm nượp vào ra công trường.

Mới đây, ngày 18/8/2018, UBND thị xã Hoàng Mai tiếp tục có Công văn gửi UBND phường Quỳnh Xuân về việc xử lý xây dựng nhà, trạm trộn bê tông, khai thác khoáng sản tại Lèn Chùa.

Theo đó, Tổ công tác liên ngành được thành lập do Sở Xây dựng Nghệ An chủ trì và tiến hành kiểm tra hai trạm trộn bê tông thương phẩm tại phường Quỳnh Xuân chỉ rõ: Trạm trộn bê tông Xuân Hùng đã được lắp đặt, xây dựng nhưng chưa có các hồ sơ thủ tục pháp lý về đầu tư dự án; Chưa có giấy phép xây dựng; chưa có quyết định giao đất để sử dụng vào mục đích xây dựng dự án và nhiều thủ tục, giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

Trạm trộn bê tông Xuân Hùng nằm trên một phần đất mỏ đá Lèn Chùa đã bị đóng cửa mỏ do vi phạm nghiêm trọng trong quá trình khai thác. Đặc biệt là khoét sâu nham nhở xuống lòng núi hàng chục mét.
Trạm trộn bê tông Xuân Hùng nằm trên một phần đất mỏ đá Lèn Chùa đã bị đóng cửa mỏ do vi phạm nghiêm trọng trong quá trình khai thác. Đặc biệt là khoét sâu nham nhở xuống lòng núi hàng chục mét.

Về vấn đề này, ông Vũ Văn Từ - Chủ tịch UBND phường Quỳnh Xuân thừa nhận có việc Trạm trộn bê tông Xuân Hùng hoạt động không phép trên địa bàn.

“Việc Công ty Xuân Hùng xây dựng trạm trộn bê tông không phép tại Khối 9 của phường (vị trí mỏ đá cũ - PV) là có thật. Về thủ tục pháp lý hiện nay phía chủ đầu tư đang tiến hành làm và đang chờ các cơ quan chức năng ký nữa là xong. Còn về phản ánh gây ô nhiễm môi trường thì cũng không có gì gọi là ô nhiễm lắm”.

Về phía Phòng TN&MT thị xã Hoàng Mai cũng khẳng định: Trạm trộn bê tông Xuân Hùng xây dựng không phép đã được chính quyền Thị xã và phường đình chỉ hoạt động, đã xử phạt hành chính và giao trách nhiệm cho UBND địa phương giám sát, không được phép hoạt động.

“Nếu Công ty tiếp tục cho trạm trộn hoạt động chúng tôi sẽ cho kiểm tra và xử lý theo quy định”, một cán bộ Phòng TN&MT thị xã Hoàng Mai cho biết.

Được biết, Trạm trộn bê tông Xuân Hùng nằm trên một phần đất của mỏ đá Lèn Chùa đã bị đóng cửa mỏ do khai thác hết trữ lượng và xảy ra nhiều sai phạm về quy trình khai thác. Nghiêm trọng nhất là cốt khai thác cho phép của cơ quan chức năng là 0 nhưng các đơn vị đã khoét sâu xuống hàng chục mét, có nơi sâu từ 30 - 40m và đến nay chưa được cải tạo phục hồi môi trường, trả lại mặt bằng theo quy định… gây lo lắng, nguy hiểm cho hàng chục hộ dân sống xung quanh khu vực mỏ này.

Nguyễn Duy