Tia hy vọng cho người lính Côn Đảo hơn 20 năm đi tìm công lý!

(Dân trí) - “Ông Nguyễn Hữu Trác có thời gian tham gia quân đội từ 02/1968 đến 3/1974; bị địch bắt ngày 14/9/1971 đến ngày 10/3/1973, bị địch tra tấn hiện đang còn vết thương thực thể là đúng sự thật…Bộ CHQS tỉnh báo cáo cơ quan cấp trên và xin hướng giải quyết chế độ cho ông”, Bộ Chỉ huy quận sự tỉnh Nghệ An hồi âm đến Báo Dân trí.

Ông Trác bên danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng là đồng đội năm xưa tặng là phần thưởng vô cùng quý giá của cuộc đời ông.
Ông Trác bên danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng là đồng đội năm xưa tặng là phần thưởng vô cùng quý giá của cuộc đời ông.

Ngày 08/05/2017 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 1338 BC-BCH trả lời Báo điện tử Dân trí về vụ: “Người lính Côn Đảo hơn 20 năm đi tìm công lý!” với nội dung cụ thể về việc ông Nguyễn Hữu Trác (SN 1946), trú tại xã Kim Thành, (huyện Yên Thành, Nghệ An), là lính tù Côn Đảo nhưng hơn 20 năm nay ông đi tìm công lý nhưng chưa được giải quyết cụ thể nội dung trả lời như sau:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Thông - Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An về việc xác minh, trả lời nội dung Báo điện tử Dân trí phản ánh: “Người lính tù Côn Đảo hơn 20 năm đi tìm công lý” nói về trường hợp ông Nguyễn Hữu Trác, sinh năm 1946, trú quán: xã Kim Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, hơn 20 năm nay đã làm hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh cho mình nhưng đều bị các cơ quan từ chối một cách vô lý mà không rõ nguyên nhân?

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An xin báo cáo như sau:

Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An - Bộ CHQS tỉnh đã chỉ đạo Ban Chính sách/Phòng Chính trị, Ban CHQS huyện Yên Thành trực tiếp làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương xã Kim Thành và ông Nguyễn Hữu Trác để làm rõ các nội dung Báo Dân trí phản ánh, kết quả:

Ngày 08/05/2017 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 1338 BC-BCH trả lời Báo điện tử Dân trí về vụ: “Người lính Côn Đảo hơn 20 năm đi tìm công lý!”
Ngày 08/05/2017 - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 1338 BC-BCH trả lời Báo điện tử Dân trí về vụ: “Người lính Côn Đảo hơn 20 năm đi tìm công lý!”

Thứ nhất, Ông Nguyễn Hữu Trác, sinh năm 1946 (trong sổ hộ khẩu gia đình tên Nguyễn Duy Trác, sinh năm 1944; quê quán: xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An; nhập ngũ tháng 2/1968; ngày 14/9/1971 bị địch bắt khi đang công tác ở vùng sâu, bị địch tra tấn, bị thương hiện đang còn vết thương thực thể.

Ngày 10/3/1973, địch trao trả tại Quảng Trị và được đưa về Đoàn 72/Quân khu Việt Bắc, đến tháng 3/1974 phục viên về địa phương. Như vậy kết quả xác minh và hồ sơ Đảng của ông Nguyễn Hữu Trác và thông tin Báo Dân trí nêu chưa chính xác năm ông Trác được thả (năm chính xác đã được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An thông tin năm 1973 được trao trả).

Hàm răng của ông không còn nguyên vẹn vì bị giặc nhổ đi vì không chịu khai báo.
Hàm răng của ông không còn nguyên vẹn vì bị giặc nhổ đi vì không chịu khai báo.

Thứ hai. Về nội dung hơn 20 năm nay ông Nguyễn Hữu Trác làm hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh cho mình, nhưng đều bị các cơ quan từ chối một cách vô lý mà không rõ nguyên nhân? Thông qua làm việc trực tiếp với ông Nguyễn Hữu Trác và cấp ủy, chính quyền địa phương xã Kim Thành với kết quả như sau:

Năm 1994, ông Nguyễn Hữu Trác làm hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh theo Thông tư số 18/TTLB/BLĐTBXH-BQP, ngày 31/12/1991- của Liên Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Bộ Quốc phòng. Hồ sơ được Bộ CHQS tỉnh thẩm định chuyển cho Sở LĐTB&XH tỉnh tỉnh xem xét.

Đến ngày 02/7/1994, ông Trác được Hội đồng giám định y khoa tỉnh Nghệ An giám định để xác định thương tật là 38%, nhưng không được hưởng chế độ trợ cấp thương tật và cũng không được thông báo rõ lý do.

Giấy chứng nhận bị thương của ông Nguyễn Hữu Trác ngày 20/6/1973 được chứng nhận rõ ràng nhưng khi ông mang để đi làm hồ sơ thì bị các cơ quan không xác thực.
Giấy chứng nhận bị thương của ông Nguyễn Hữu Trác ngày 20/6/1973 được chứng nhận rõ ràng nhưng khi ông mang để đi làm hồ sơ thì bị các cơ quan không xác thực.

Sau đó, ông Nguyễn Hữu Trác đã đến Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An xin lại hồ sơ (gồm Quyết định phục viên và giấy chứng nhận bị thương). Từ khi nhận lại hồ sơ đến tháng 6/2014, ông không làm hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh mặc dù trong thời gian này đã có Thông tư 16/1998/TTLT-BL-ĐTBXH-BQP-BCA ngày 25/11/1998 và Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ LĐTB&XH ban hành giải quyết chế độ thương binh. Đến khi có Nghị định 31/2013 NĐ/CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ, thì tháng 7/2014, ông mới làm hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh.

Như vậy, từ năm 1994 đến nay, ông Nguyễn Hữu Trác mới 2 lần làm hồ sơ đề nghị xác nhận thương binh. Hồ sơ của ông làm 2014 được Hội đồng chính sách xã Kim Thành, Ban CHQS huyện Yên Thành xét duyệt báo cáo Bộ CHQS tỉnh theo đúng quân sự; mặt khác ông kê khai còn mảnh kim khí ở cổ, theo quy định đối tượng còn mảnh kim khí trong cơ thể, thì phải chụp X.Quang để các cấp xem xét.

Công văn trả lời của Bộ CHQS tỉnh Nghệ An cũng nói rõ: một số giấy tờ của cá nhân ông Nguyễn Hữu Trác có sự sai lệch. Để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng, Bộ CHQS tỉnh báo cáo cơ quan cấp trên và xin hướng giải quyết chế độ cho ông.
Công văn trả lời của Bộ CHQS tỉnh Nghệ An cũng nói rõ: một số giấy tờ của cá nhân ông Nguyễn Hữu Trác có sự sai lệch. Để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng, Bộ CHQS tỉnh báo cáo cơ quan cấp trên và xin hướng giải quyết chế độ cho ông.

Ngày 29/4/2015, Bộ CHQS tỉnh đã xét duyệt hồ sơ của ông Nguyễn Hữu Trác, nhưng hồ sơ chưa đủ điều kiện để báo cáo Quân khu xem xét. Do vậy, Bộ CHQS tỉnh trả hồ sơ về cho ông bổ sung với lý do: Đối chiếu giữa sơ yếu lý lịch Đảng viên của ông Nguyễn Hữu Trác được Đảng ủy xã Kim Thành y sao năm 2009 để ông kê khai hồ sơ hưởng chế độ theo Quyết định số 142/2008 của Thủ tướng Chính phủ (hiện đang lưu trữ ở Bộ CHQS tỉnh) với Giấy chứng nhận bị thương số 732 CN do Đoàn 72/Quân khu Việt Bắc cấp ngày 20/6/1973 cho ông Nguyễn Hữu Trác có sự mâu thuẫn.

Trong sơ yếu lý lịch Đảng viên thể hiện ông bị địch bắt từ ngày 14/9/1971 đến ngày 10/3/1973 mới được trao trả. Nhưng trong giấy chứng nhận bị thương ngày 16/9/1971, đơn vị bị thương BT 32-DD559, thời gian điều trị ngày 16/9/1971 đến ngày 15/6/1972.

Trường hợp ông Nguyễn Hữu Trác có thời gian tham gia quân đội từ 02/1968 đến 3/1974; bị địch bắt ngày 14/9/1971 đến ngày 10/3/1973, bị địch tra tấn hiện đang còn vết thương thực thể là đúng sự thật. Tuy nhiên, một số giấy tờ của cá nhân ông Nguyễn Hữu Trác có sự sai lệch. Để đảm bảo quyền lợi cho đối tượng, Bộ CHQS tỉnh báo cáo cơ quan cấp trên và xin hướng giải quyết chế độ cho ông.

Nguyễn Duy