Test Chinh Phục Nam Cực 1

(Dân trí) - Test Chinh Phục Nam Cực 1

Giới thiệu

Nam Cực, vùng đất hoang vu nhất hành tinh (Phụ lục 1). Với diện tích gấp đôi nước Úc, lục địa khổng lồ này là nơi lạnh giá nhất trên trái đất. Bao phủ hơn 98% Diện tích của Nam Cực là đá. Châu Nam Cực được bao quanh bởi Nam Đại Dương (Southern Ocean), mà vào vào mùa đông khoảng một nửa đại dương này bị đóng băng. Nam Cực là một nơi rất khó đặt chân tới, bởi vì bao quanh nó là những tảng băng trôi và đầy băng đá. Dãy núi Antarctic Barrier (Phụ lục 1), các sông băng và dải đá vôi rộng lớn làm cho việc tiếp cận Nam Cực trở nên rất khó khăn. Nam Cực - "Anti-Arkitos: nghĩa là đối nghịch với Bắc Cực" - là tên gọi được đặt bởi người Hy Lạp cách đây 2000 năm. Họ tin rằng đó là một miền đất tồn tại ở phía Nam để làm đối trọng với vùng đất họ đã biết ở phía Bắc.

Cuối Thế kỷ 19, khi khám phá phần lớn các khu vực trên trái đất, con người chuyển sự chú ý sang Nam Cực, nơi cuối cùng còn chưa được khám phá. Hội nghị Địa lý Quốc tế Lần thứ 6, Tháng 7/1895 đã thông qua nghị quyết:

"Thăm dò Nam Cực là khảo sát địa lý lớn nhất sẽ vẫn phải thực hiện... việc này cần được làm xong trước khi thế kỷ này kết thúc."

Những thách thức này đã tạo ra sức hút mạnh mẽ, nước Anh lúc đó đang ở đỉnh cao vinh quang của thời kỳ đế quốc, là quốc gia có sức mạnh hàng đầu thế giới về thương mại và hải quân. Trong thời đại Victoria (1871 - 1901), Đế quốc Anh đã giành thêm nhiều thuộc địa ở Châu Phi. Các cuộc chinh phục thuộc địa mang lại sự giàu có và cơ hội lớn, tuy nhiên chúng cũng tạo ra bất ổn ở Ấn Độ và gây nên Cuộc

chiến Boer ở Nam Phi (1899 - 1902). Quyền lãnh đạo của người Anh ngày càng bị đe dọa bởi các quốc gia khác như Hoa Kỳ và Phổ, cả hai nước này bắt đầu nổi lên và trở thành đối thủ của Anh. Các vấn đề kinh tế xã hội xuất hiện và nổi cộm trong nước. Có rất ít tiến bộ về y tế, giáo dục và giải phóng nữ giới-những người mong muốn có một vai trò lớn hơn trong xã hội1. Đối với nhiều người Anh, cuộc sống hằng ngày trở lên khắc nghiệt và chán ngắt. Bị ràng buộc trong sự cứng rắn của chính quyền Victoria, tiếng gọi từ Châu Nam Cực dường như càng trở lên thôi thúc, vẫy gọi.

Clemens Markham, nhà thám hiểm, nhà văn và chủ tịch của Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh, đã khởi động Cuộc thám hiểm Nam Cực Quốc gia vào năm 1901. Sự hấp dẫn của vùng đất hoang dã chưa từng được khám phá, những hứa hẹn vinh quang và cơ hội thoát khỏi sự tầm thường đã thiêu đốt trí tưởng tượng của công chúng. Hàng nghìn người đã đáp lại lời kêu gọi và trở thành tình nguyện viên trong những cuộc thám hiểm.

Những tranh luận dữ dội về việc cuộc thám hiểm này nên được thực hiện bởi Hải quân Hoàng gia hay Hải quân Thương gia, đỉnh điểm là việc chọn thuyền trưởng Robert Falcon Scott thuộc Hải quân Hoàng gia làm người lãnh đạo. Việc hợp tác với Hiệp hội Hoàng gia - yêu cầu một hoạt động gây quỹ không hề dễ dàng - điều này có nghĩa là Scott phải báo cáo cho một ủy ban chung gồm 16 nhà khoa học và thám hiểm. Hiệp hội Hoàng gia tập trung vào ý nghĩa khoa học của cuộc thám hiểm, do ngài Markham chủ yếu quan tâm đến địa lý. Nhiệm vụ cân bằng giữa nghiên cứu và thám hiểm khiến cho nguồn lực của cuộc thăm dò gặp khó khăn. Sau khi được thăng chức thuyền trưởng, Scott không dám tỏ ra không đồng ý với ủy ban. Thủy thủ đoàn được tuyển chọn từ cả Hải quân Hoàng gia lẫn Hải quân Thương gia, và bao gồm cả một số nhà khoa học. Ernest Shackleton là một trong những thành viên của đoàn thám hiểm.

 
  


Trong khi đó, ở đất nước nhỏ bé Na-Uy, cuộc khai khẩn mà nhà thám hiểm Fridtjof Nansen thực hiện đã truyền cảm hứng cho một quốc gia đang đau đớn và khao khát nền độc lập để chứng minh với thế giới về sự tồn tại của nó2. Nansen là người tiên phong trong hành trình đến Bắc Cực, được biết đến với tính cách tỉ mỉ và chính xác một cách khoa học trong việc lập kế hoạch cho mọi khía cạnh của cuộc thám hiểm. Ông muốn khám phá Bắc Cực và đi được xa hơn bất cứ ai khác. Ông tin tưởng chắc chắn rằng để thành công, cần phải dựa vào kinh nghiệm của các nhà

1     Phụ nữ tại Anh cuối cùng đã giành được quyền bầu cử vào năm 1918

2 Năm 1905, Quốc hội Na-Uy đơn phương tuyên bố chấm dứt liên minh với Thụy Điển, liên mình mà quốc gia này buộc phải tham gia vào cuối cuộc chiến Napoleon. Na-Uy, từ lâu đã liên hiệp với Đan Mạch và từng là đồng minh với Napoleon.

thám hiểm trước đây, những kinh nghiệm của người đi trước mà ông đã cẩn thận thu thập và phân tích. Nansen đã phát minh ra và cải tiến rất nhiều công cụ thiết yếu cho hành trình đến Bắc Cực, trong đó có bếp Nansen có khả năng vừa làm tan tuyết vừa nấu thức ăn. Nansen là người đầu tiên nhận ra tầm quan trọng của chất béo trong chế độ ăn, điều đó giúp tạo ra các khẩu phần ăn giàu Calo. Ông cũng tiên phong trong việc chọn lựa cẩn thận các thành viên tham gia thám hiểm, cũng như cho phép nhóm đặt ra các mục tiêu riêng. Đối với ông, sự đoàn kết và bình đẳng là những nguyên tắc giúp làm việc nhóm hiệu quả.

Vào năm 1893, Nansen tiến hành một chuyến thám hiểm để kiểm tra lý thuyết trôi dạt cực tức là, nghiên cứu sự trôi dạt của những tảng băng Bắc Cực. Khi nhìn thấy gỗ và thủy sinh ở Greenland đến từ Siberia, ông đã đưa ra giả thiết về sự trôi dạt của chóp cực. Đối với cuộc thám hiểm, Nansen mong muốn có một con tàu phá băng và chịu được áp lực của băng - không chỉ bởi sự mạnh mẽ của nó, mà còn bởi hình dạng đặc biệt sẽ làm băng nâng tàu lên và cho phép nó nghỉ ngơi được trên mặt băng. Ông ta đã giao phó cho thợ đóng tàu là Colin Archer, xây dựng một chiếc tàu như vậy. Kết quả, con tàu Fram (Nghĩa là "Tiến lên") đã được xuất xưởng. Con tàu này có đáy phẳng tương đối, được bọc một lớp vỏ ngoài bằng gỗ greenheart (gỗ đinh) chịu được băng, có một sống (keel) điều chỉnh được để đối phó với các dòng nước cạn, và bánh lái, chân vịt có thể thu vào. Con tàu được cách nhiệt cẩn thận để cho phép thủy thủ đoàn sống trên tàu trong vòng 5 năm. Tàu có một máy phát điện chạy bằng sức gió để cung cấp điện cho đèn hồ quang. Tuy nhiên, khi Nansen trình bày kế hoạch cho Hiệp hội Địa lý Anh năm 1892, Anh Quốc đã kêu gọi ông không vượt qua mặt băng để đến cực Bắc, và thay vào đó là ở lại bờ biển.

Đúng như dự đoán, Fram đã bị kẹt trong băng ở vĩ tuyến 78o Bắc và đã trôi dạt về phía tây. Khi con tàu thoát khỏi dòng băng trôi, Nansen và người bạn đồng hành Johansen của ông đã dùng xe trượt tuyết đi đến vĩ tuyến 86⁰ Bắc, xa hơn rất nhiều so với những kỷ lục mà con người thời đó từng đạt được. Họ đã trải qua 9 tháng tiếp theo trên vùng Franz Joseph Land trong một nơi trú ẩn được làm bằng đá, tuyết và da hải ngưu (bò biển). Họ nấu ăn và giữ ấm bằng mỡ hải cẩu, chấp nhận sống bằng thịt của hải cẩu, hải ngưu và gấu bắc cực. Sau khi học được rất nhiều về việc sống sót trong thời tiết Bắc Cực, họ trở về Anh trên một chiếc thuyền thám hiểm gặp được ở Franz Joseph Land.

Những thành tựu của Nansen đã thúc đẩy một loạt các chuyến hành trình đến các vùng cực ở Na-Uy. Một chuyến hải hành tương tự cũng đã được dẫn dắt bởi Roald Amundsen trên con tàu Gjøa, chuyến thám hiểm kéo này dài ba năm, đánh dấu việc mở tuyến đường biển nổi tiếng Northwest Passage nối liền Thái Bình Dương

và Đại Tây Dương ở phía bắc Canada năm 1906. Amundsen đã dành rất nhiều thời gian sống cùng người Eskimo, nghiên cứu, tìm hiểu về điều kiện sống của họ bao gồm cả trang phục và chế độ ăn uống.

Trong bối cảnh này cuộc đua đến Nam Cực cũng đã bắt đầu. Một bản anh hùng ca về cuộc đời của Scott, Shackleton và Amundsen đã được ráp nối lại với nhau. Đó là câu chuyện về việc nghiên cứu, lập kế hoạch, đặt ra các mục tiêu và đối phó với môi trường sống bất lợi nhất. Đó là bản anh hùng ca về những cá nhân coi mình như những người đàn ông bình thường đang hướng tới những thành tựu phi thường, khắc phục những đau khổ và những khó khăn khắc nghiệt để thử nghiệm sức mạnh và ý chí của con người. Câu chuyện của họ đã phản ánh việc hiện thực xã hội tại các quốc gia đã tạo ra và giao cho các cá nhân những trọng trách đó. Hành động của những người đàn ông này đã đảo lộn thế giới phương Tây cho đến khi những cơn bão tồi tệ bắt đầu bùng nổ tại Châu Âu - đó là Cuộc Thế chiến Thứ nhất.

Những nỗ lực bước đầu ở Nam cực

Theo mệnh lệnh của Hải quân Anh, Đại úy Cook đã được cử đi tìm kiếm lục địa ở phía nam bằng 2 con tàu là Resolution Adventure vào năm 1772. Bị cản trở bởi sương mù và băng tuyết, đoàn thám hiểm không thể đi xa hơn vĩ tuyến 71o Nam, và dừng cách điểm cực nam 1000 dặm nhưng chuyến thám hiểm của ông đã tạo ảnh hưởng đến việc mở rộng khu vực phía Nam Georgia để thám hiểm việc đánh bắt hải cẩu và cá voi. Những tàu đánh bắt hải cẩu của Anh và Mỹ cũng đã khai thác đến những vùng biển xa hơn như khu vực phía Nam đảo Shetland.

Hành trình khám phá lớn tiếp theo diễn ra vào năm 1839 dưới sự chỉ huy của James Clark Ross trên tàu Erebus (sau này John Franklin đã sử dụng trong chuyến thám hiểm xấu số theo hướng tây nam)3. Ross đã vẽ lại bản đồ nhiều phần của bờ biển Nam Cực (sau này được đặt tên là biển Ross) cũng như vùng đất phía nam Victoria. Ông cũng đã thấy đỉnh Erebus một núi lửa đang hoạt động cao 12.448 feet trên đảo Ross. Thềm băng Nam Cực đã ngăn cản Ross tiến xa hơn về phía nam. Bị thu hút vào hành trình tìm kiếm cực Nam, nhưng Ross đã thất bại sau 2 năm tìm

 
  

3●   John Franklin đã cố gắng vượt qua con đường phía Tây bắc vào năm 1850. Tuy nhiên, con tàu thám hiểm của ông bị đắm và toàn bộ thành viên trong đoàn bị mất tích. Amundsen sau này đã có đề cập đến việc đọc những ghi chép của Franklin đã thôi thúc ông làm theo: " Một tham vọng cháy trong tôi khiến tôi chịu đựng sự đau khổ giày vò như vậy. Có lẽ chân lý của tuổi trẻ thường dẫn đến việc tử vì đạo và tôi đã tìm ra cuộc viễn chinh đó trong tôi, dưới hình thức là một cuộc thăm dò Bắc Cực.

kiếm và không thể vượt qua bức tường băng mà sau này được đặt tên là thềm băng Ross. Ross cũng là nhà thám hiểm cuối cùng khám phá Nam Cực bằng thuyền buồm.

Sau Ross, những tàu đánh bắt cá voi chủ yếu từ Scotland và Na-Uy bắt đầu khám phá châu Nam Cực. Năm 1895, thuyền trưởng Leonard Kristensen rời Na-Uy để chỉ huy chuyến đánh bắt cá voi trên con tàu mang tên Antartica và họ đã cập bến lần đầu ở Nam Cực tại bán đảo Cape Adare4. Năm 1897, một chuyến thám hiểm của Bỉ dưới sự chỉ đạo của Adrien de Gerlache trên con tàu Belgica đã hưởng ứng lời kêu gọi của Hội nghị Địa lý Quốc tế Lần thứ 6 năm 1895 đi khám phá châu Nam Cực. Chuyến thám hiểm này gồm các nhà khoa học Quốc tế đến từ nhiều nước như Bỉ, Pháp, Na-Uy và Thụy Điển. Bao gồm cả Roald Amundsen là thuyền phó. Tại thời điểm đó chưa có bản đồ chất lượng về Nam Cực và De Gerlache cũng không xác định được điểm đến cụ thể. Con tàu khám phá bán đảo Graham và một số eo biển, họ thu lượm bất cứ mẫu vật nào được tìm thấy. Cuối cùng đoàn bị chặn lại do băng tuyết tại biển Bellinghausen ở vĩ tuyến 70o30' về phía nam của khu vực Alexander.

Con tàu Belgica trải qua một thử thách khó khăn khi kẹt lại đây trong suốt mùa đông. Thể chất và tinh thần của đoàn thám hiểm đi xuống trầm trọng. Họ bị nhốt ở một nơi tối tăm, lạnh giá và không có việc gì để làm. Bữa ăn của họ chỉ có "ruốc" thực chất là hỗn hợp một số lương thực khô phổ biến có thể pha với nước nóng. Họ cũng ăn cá sống (fiskabolla) và thịt sống (kydbolla). Cả đoàn trừ Amundsen và Gerlache đều không ăn fiskabolla để tránh làm căn bệnh chết người Scurvy trở nên nghiêm trọng hơn. Tại thời điểm đó người ta chưa biết nguyên nhân của nó là do thiếu vitamin C, Frederick Cook bác sĩ người Mỹ trên thuyền đã có linh cảm rằng nếu ăn thịt sống có thể sẽ phòng được bệnh. Cuối cùng ông và Amundsen đã thuyết phục mọi người ăn thịt hải cẩu và chim cánh cụt sống. Việc này đã giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của cả đoàn. Bằng nhiều cách, các nỗ lực của Cook đã giúp cho đoàn thám hiểm tiếp tục sống sót trong suốt những tháng mùa đông dài đó.5

 
  
  1. 4 Có một số tranh cãi xoay quanh việc Kristensen hay ai khác trong đoàn là người đầu tiên đặt chân lên đây.
  2. 5 Cook tuyên bố ông là người đầu tiên đến Bắc Cực. Tuy nhiên lời tuyên bố này đã được Robert Peary bác bỏ vào năm 1909, người thường được biết đến là nhà tiên phong trong cuộc viễn chinh mặc dù tuyên bố của ông vẫn gây tranh cãi.

Cook đã mô tả Amundsen là "một người vĩ đại, mạnh mẽ và dũng cảm nhất trong các tình huống khẩn cấp"6. Amundsen đã sử dụng mọi cơ hội để nâng cao kiến thức của mình về chế độ ăn, trang phục, ván và xe trượt tuyết. Khi ông và Cook di chuyển trên một sông băng cách con thuyền bảy dặm, họ đã kéo theo xe trượt tuyết (đó là chuyến đi bằng xe trượt tuyết đầu tiên ở Nam Cực), trải nghiệm này đã dạy cho ông hiểu giá trị của đi xe trượt. Kết quả là Amundsen dần thấy ghét việc kéo hàng trên băng tuyết. Đoàn thám hiểm cố gắng tạo lối thoát bằng cách dùng thuốc nổ và thất bại, sau đó họ đã đào cái rãnh để đi xuyên qua băng. Cuối cùng khi nước chảy được tới dưới sống thuyền thì con tàu được giải phóng khỏi thời kỳ dài bị giữ chân tại Nam Cực.

Tháng 2 năm 1899, trong khi tàu Belgica cố gắng thoát khỏi băng tuyết, một chuyến thám hiểm của Anh dưới sự chỉ huy của Carsten Borchgrevink đã tiến vào biển Ross từ phía ngược lại trên con tàu mang tên Southern Cross. Nhóm trú đông tại Cape Adare, để con tàu quay trở lại đất liền và quay lại vào mùa hè để đón đoàn thám hiểm. Nó đã trở thành quy trình chuẩn cho những cuộc thám hiểm sau đó. Borchgrevink và nhóm của ông đã trở thành những người đầu tiên vượt qua được thềm băng mà Ross đã từng tuyên bố là không thể vượt qua và mở đường đến một lục địa mà trước đó chỉ được quan sát từ xa.

Những nhân vật chủ đạo và kinh nghiệm thám hiểm giai đoạn đầu